Saturday, November 9, 2013

Kính Bác Hà văn Chấp - Biệt Kích Cảm Tử Quân -



bài viết của Ý Thu
 
 Ý Thu xin mượn vườn nhà của Anh Thanh Nguyễn để nói lên lòng cảm xúc đối với những Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh tình nhà bảo vệ quê hương, vì lý tưởng chánh nghĩa tự do qua bài viết bằng hai thể loại văn thơ.
Bác Hà Văn Chấp trong binh chủng BIỆT KÍCH - Cảm Tử Quân. Nhờ thể lực tốt, chịu đựng bền bỉ, nhẫn nại và qua nhiều lớp huấn luyện đặc biệt, như lớp học thử thách Sình Lầy ở Miến Điện .... Bác đã được đề cử là Toán Trưởng xông pha ra ngoài miền Bắc. Với nhiệm vụ đươc giao toàn và bảo vệ bí mật cho quốc gia , Bác không thể thố lộ thân phận mình cho bất cứ ai, kể cả người vợ hiền thục ở nhà.
Phục vụ Quân Đội dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Cộng Sản đã phải khiếp phục với chiến dịch " Ấp Chiến Lược ", tất cả thôn xóm từ thành thị đến thôn quê, đều được các anh chiến sĩ càn quét đến tận nơi có Cộng Quân khuấy nhiễu.
Bác Hà Văn Chấp lãnh trách nhiệm cùng nhiều Biệt Kích khác vào năm 1961 ra miền Bắc. Trước ngày ra đi, lòng Bác u buồn, vì đây là nhiệm vụ quan trọng, phải lấy được những tin tức cần thiết, kế hoạch, dự tính bàn thảo, chưa biết số phận mình có an toàn trở về không ?. Bác nói với gia đình là sẽ đi Mỹ tu nghiệp cho khóa học quân sự. Nhìn 5 đứa con còn nhỏ thật nheo nhóc. Bác lẩm bẩm tên vợ con : " bà nhà Nguyễn thị Vinh, con gái lớn Hà thị Ngọc Dung, con trai lớn Hà Anh Dũng, con gái kế Hà thị Ngọc Diệp, con gái út Hà thị Thu Định,con trai út Hà Mạnh Cường . Tình cảm não lòng của Bác được thể hiện qua ý thơ LỜI CHA DẶN CON của Trần Ý Thu:

Cha luôn săn sóc chìu nuông,
sợ con đau ốm gió luồng bên song.
Tuổi thơ chỉ biết chạy rong,
nào đâu biết được chẳng mong ngày về.
Được tin ra Bắc gần kề,
Cha luôn lo lắng vỗ về con yêu.
Dặn dò Anh lớn nhiều điều,
Cha đi ngày ấy nhớ chiều đàn em.
Anh trai tay lấm mình lem,
dạ thưa lơ đãng bên rèm nào nghe.
Tiễn Cha ra tận bến xe,
vợ con nào biết còn ghe đưa Người.
Người đi mất cả tiếng cười,
biết rằng nhiệm vụ chải bươi khó về.
Người đi ngày ấy tái tê,
lòng như muốn nói lê thê nỗi lòng.

Bác Hà Văn Chấp cùng bạn quân ngũ giã từ miền Nam Việt Nam. Đường xá núi non hiểm trở, thời tiết khắc nghiệt, không làm nản chí anh hùng, vì đã được trải qua các khóa học đặc biệt cam go, cộng khổ. Biệt Kích được chia ra theo từng vùng, ai thuộc nguyên quán nào thì về nơi ấy sinh hoạt, vì tiếng nói địa phương rất quan trọng. Người đã từng ở Hà Nội, thì về Hà Nội. Người ở Hải Phòng thì tìm cách vào Hải Phòng nếu có thân nhân trước đó thì càng tốt.
Dù lòng đã chuẩn bị ra đi không biết ngày về, vậy mà trước lúc chia tay nhau, các anh hùng bận lòng trao đổi những câu thâm tình, bồi hồi xúc động về tình bè bạn. Vĩ tuyến 17 chia đôi đất nước vào năm 1954, người dân miền Bắc đã một thời chao đảo, cuộc sống mất hết tương lai, bỏ hết nhà cửa, tìm nơi đất ấm để trú ngụ, làm lại cuộc đời bằng hai tay trắng các tỉnh của miền Nam và miền Trung Việt Nam. Các Biệt Kích đa số là người miền Bắc, nay vì nhiệm vụ Quân Ngũ đã trở lại nơi đã sinh ra và lớn lên, có rất nhiều kỷ niệm thơ ấu bên làng xóm lũy tre qua bài thơ TÌNH QUÊ HƯƠNG của Trần Ý Thu:

Dạ cho hết tuổi hãy còn thơ
bên ao nhà chơi dỡn nhởn nhơ
Cha làm việc ra vào công sở
Và Mẹ hiền cơm nước đợi chờ.

Bao nhiêu năm lòng như đã ngỡ
quên hết rồi kỷ niệm ban sơ
lòng nặng trĩu quay về chợt nhớ
tình quê hương buổi sáng tờ mờ.

Chân mạnh dạn đất trời rộng mở
để ai kia ra lòng than thở
một ngày về núi non như vỡ
đón Anh Hùng dân làng rạng rỡ.

TÌNH QUÊ HƯƠNG QUYẾT THẮNG
TRỞ CỜ.

Nếu Ai có trở về Hà Nội, muốn biết rõ Biệt Kích cách đây 46 năm như thế nào, người dân ngoài ấy sẽ cởi mở tấm lòng kể cho các Bạn nghe về sự chiến đấu dũng cảm của các Anh Hùng Biệt Kích Cảm Tử Quân.
Chiến Sĩ ra đi không biết ngày về, mang tâm trạng thiêng liêng mà Tổ Quốc đã giao phó là sống với kẻ thù và chiến đấu với kẻ thù. Có người đã hy sinh mạng sống của mình vì bảo vệ lý tưởng, không đầu hàng trước Cộng Sản.
Hầu hết mỗi một gia đình ở miền Bắc đều có người tù, chính Biệt Kích là hình ảnh kiêu hùng đã đứng ra chiến đấu bảo vệ tập thể tù nhân, đã để lại lòng yêu thương so sánh với chế độ hà khắc lúc bấy giờ. Bộ mặt giả nhân giả nghĩa của chúng bị lộ tẩy, phơi bầy tội ác dã man với nhân dân miền Bắc. Giám thị ra oai lộng hành áp đảo bắt người không nới tay. Chính Biệt Kích cũng đứng ra đấu tranh cho lẽ phải. Tỉnh Quảng Ninh có lệnh bắt người, chúng treo người lên không phân biệt Nam, Nữ đánh thẳng tay và vào những chỗ hiểm yếu trên cơ thể.
Bác Hà Văn Chấp đã bị bắt và giam vào lao tù Cộng Sản. Bác bị cột tay chân bằng những vòng xích sắt, tra khảo đánh đập tàn nhẫn, hai chân treo ngược lên sàn nhà liên tục nhiều ngày và nhiều giờ, máu dồn xuống đầu, tưởng chết đi được. Cơ thể rã rời lòng đã chết, nhưng ý chí tồn vong dành trọn cho người vợ hiền ở quê nhà cùng năm đứa con thơ, Bác nhất quyết phải sống . Và lý tưởng cho quê hương là phải sống để vạch trần tội ác Cộng Sản là đưa cả một miền Bắc vào chiến tranh tuyệt chủng, giết hại hàng triệu thanh niên vô tội, đẩy chúng vào cuộc chiến tranh phi lý, phi nhân bản.
Bác đã được Chúng cho uống thuốc bổ trong những ngày lao tù. Bác nghĩ chẳng qua là những viên thuốc độc bọc đường, vì đã có nhiều người mất mạng khi dùng loại thuốc này.
Chính Bác và nhiều Biệt Kích trong lao tù tỏ lòng tương trợ giúp đỡ lẫn nhau khi bị Giám Thị hành hung ra oai. Hai mươi mốt năm trong lao tù Cộng Sản, Bác trông ngóng tin tức hàng ngày nơi quê nhà. Sau cuộc chiến tháng 4 năm1975, Bác vẫn bị giam cầm khắc nghiệt. Nhờ tin tức qua lại, Bác đã được tin tức của cả gia đình và con cái đã thăm nuôi khi Bác bị giam ở tỉnh Thanh Hóa.
Năm 1982, Bác và một số Biệt Kích được trả về gia đình. Lòng ngậm ngùi cay đắng cho một Tổ Quốc đã bị mất. Bác rơi nước mắt lòng tan nát cho những chiến sĩ đã tử biệt, xác bị chôn vùi theo sương gió, đất cát, đó là những anh hùng trận vong, hy sinh rất trẻ. Tham vọng bá vương của tập đoàn lãnh đạo miền Bắc gây ra thảm họa không thể tha thứ là tiêu diệt tương lai của hàng triệu thanh niên hai miền vào cuộc chiến tranh tương tàn.
Bác Hà Văn Chấp đã đoàn tụ cùng gia đình. Tình cảm của Bác thể hiện qua bài thơ NGƯỜI BIỆT KÍCH TRỞ VỀ của Trần Ý Thu như sau:

Người về dạ bấn không ngờ,
bao ngày xa cách nỗi chờ xa xăm.
Đếm ra cũng đã nhiều năm,
hai mươi hơn có lời thăm vắng nhà.
Mừng mừng tủi tủi làm quà,
cười ra nước mắt thứ tha cho Người.
Bởi vì nhiệm vụ chải bươi,
dấu luôn thân phận ngoài tươi trong sầu.
Người Hùng Biệt Kích qua cầu,
lòng luôn nghĩ đến Người đâu một thời.
Bây giờ duyên phận sống đời,
quên đi ngày tháng một thời cực thân.

Hai Bác qua Mỹ vào năm 1993 và hiện cư ngụ tại Bolsa đã được người con trai lớn là Hà Anh Dũng, thuộc Quốc Gia Nghĩa Tử khóa 1967 chăm sóc. Anh rất bận rộn vì Hai Bác cần được chăm sóc đỡ đần hơn bao giờ hết. Chị Ngọc Diệp thuộc khóa QGNT khóa 1972, được con gái bên Úc bảo lãnh, vì thế sống xa cách với bố mẹ của mình.
Bác Nguyễn thị Vinh đã bị té ngã và ra đi trong sự tiếc nuối của gia đình, con cháu chắt, bạn bè xa gần ở khắp nơi trên thế giới vào ngày 28 tháng 2 năm 2008 dương lịch . Lòng càng buồn và đau đớn hơn là Bác Nguyễn Văn Chấp trước sự ra đi đột ngột của người vợ hiền ngã cơn trọng bịnh trầm trọng và đã giã biệt cõi đời sau đó ít ngày. Hai Bác hưởng thọ trên 80 tuổi. Trước tình cảnh đau thương là Phụ Mẫu ra đi trong cùng một thời điểm. Kính xin lắng nghe cõi lòng của Bác Nguyễn Thị Vinh sinh thành các bạn QGNT qua bài thơ TÌNH NGHĨA PHU THÊ của Trần Ý Thu sau đây :

Vợ nhà thủ tiết thờ Chồng,
Người trong Quân Ngũ chẳng mong trông gì.
Biệt tăm năm họa mười thì,
ngóng chờ tin tức mong gì ngày Xuân.
Ba năm vắng bóng hành quân,
đâu còn hình bóng quây quần bên con.
Án về cho vợ còn son, (1)
nuôi con năm đứa mỏi mòn chờ ai.
Lòng luôn tan nát năm dài,
thương ai lẳng lặng miệt mài ngóng trông.
Nỗi chờ ngày ấy đếm đong,
Xuân qua Hạ đến Thu về trở Đông.
Bốn mùa không kể nhọc công,
chỉ mong Người sống Bàn Vong không thờ.
Nhiều năm tích lũy như vờ,
PHU THÊ đâu đấy bên bờ có nhau.
Người đi lòng dạ sầu đau,
khi nào vắn số mộng đầu có nhau.

chú thích: (1) Án: có nghĩa Án QGNT dành cho các con
được thừa nhận bởi chính quyền địa phương.

Những ân tình hàn gắn mặn nồng của Bác Gái như có sức hút tả được nỗi lòng chinh phụ chờ chồng dù cho ngày tháng xa xôi. Và sau đây là bài thơ TẤM LÒNG CHO NGƯỜI kính tặng Bác Hà Văn Chấp diễn tả tâm tư thật lòng qua lời của Trần Ý Thu như sau:

Người Hùng Biệt Kích họ Hà,
nhận thêm chỉ thị xa nhà năm xưa.
Để Ai thổn thức ngày trưa,
lòng như muốn nói giọt mưa thay lời.
Nhớ Người ngày tháng tuyệt vời,
mâm cơm dọn sẵn những lời êm tai.
Sắc hương luôn thắm trâm cài,
ra vào canh cửi bờ vai gánh gồng.
Bởi Ai nhiệm vụ non sông,
trọn chung với nước chẳng mong ngày về.
Ra đi để lại HIỀN THÊ,
một mình chăm sóc tỉ tê khóc thầm.
Xa xôi chỉ muốn hỏi thăm,
Người ơi cứ đợi dù bao tháng dài.
Tình duyên đứt đoạn năm vài,
Người Hùng Biệt Kích xứng trai tráng tài.

Cầu Chúc Hai Bác ra đi về nơi vĩnh cửu, được hưởng ơn trên của Chúa niềm vui và bình an.
Trần Ý Thu và Các Con một lòng THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
Tác giả bài viết Văn Thơ của Trần Ý Thu.
Viết ngày : 12 tháng 3 năm 2008
 
Bài viết Về Gia Đình chị Hà
thị Ngọc Diệp của Ý Thu

Ý Thu đã có mặt vào lúc 5 giờ chiều vào ngày 6
tháng 3 năm 2008 tại Peek Family, cùng một số
bạn QGNT. Lòng buồn nặng trĩu khi biết hoàn
cảnh Anh Hà Anh Dũng và chị Ngọc Diệp đang
trong cảnh Đạ i Tang, cả hai Bố Mẹ cùng ra
đi chỉ cách nhau ít ngày.
Trời đấ t chắc cũng phải ái ngại
cho hoàn cảnh thươ ng tâm của gia đình, chỉ
có hai anh em mà phải gánh vác, chịu đự ng sự
đau thươ ng mất mát lớn lao nhất trong
cuộc đờ i của mình.

Trước hoàn cảnh đau thươ ng này, Ý Thu
mạn phép gia đình xin đư ợc tìm hiểu thêm và
viết lên những ý nghĩ của mình hầu để
xoa dịu phần nào nỗi thươ ng tâm và cũng
để bạn đọc hiểu thêm về hoàn
cảnh đồng môn.

Cha là Cụ ông Hà văn Chấp, là Biệt Kích Cảm
Tử Quân, là một ngườ i hiền lành, chu đáo,
và là ngườ i thuộc dân tộc thiểu số Thái
trắng.
Mẹ là Cụ Bà Là Anna Nguyễn thị Vinh,
đư ợc mệnh danh là Hoa Khôi của Tỉnh
Hải Dươ ng, đư ợc rất nhiều
ngườ i ái mộ qua nhan sắc diễm lệ của
mình. Và phận số đư a đẩ y gặp
phải cụ ông và đã có năm ngườ i con:

1. Hà thị Ngọc Dung hiện đang ở Việt
Nam
2. Hà Anh Dũng ở Mỹ trên 10 năm và cư
ngụ tại Bolsa- miền Nam California.
3. Hà thị Ngọc Diệp đã góa bụa 15 năm
nay, hiện đang ở bên Úc với con gái của
chị. Và Chị đã làm Bà Ngoa.i.
4. Hà thị Thu Đị nh, ở VN
5. Hà Mạnh Cườ ng, ở VN
Cụ Ông đư ợc huấn luyện những
khóa học đặ c biệt để trở thành
Biệt Kích Cảm Tử Quân, như là lớp Sình Lầy
ở Miến Điệ n ... Vì nhiệm vụ quan
trọng Ông không thể nào thố lộ cho gia đình
biết mình đang làm gì. Ông chỉ nói là đư ợc
tu nghiệp ở Mỹ.
Năm 1961 Ông trở thành Toán Trưở ng Biệt
Kích có nhiệm vụ nằm vùng Miền Bắc. Ngày ông ra
đi cũng là ngày vĩnh biệt gia đình. Ông bị
bắt và cầm tù trên 20 năm. Cả nhà Ông chẳng có
tin tức gì, mãi đế n năm 1964 cả nhà
đư ợc nhận lãnh án Quốc Gia Nghĩa Tử
cũng như tiền tử tuất.
Cụ Bà Nguyễn thị Vinh thờ chồng nuôi con
một mình cho đế n ngày ông trở về vào năm
1982.
Trong thời gian bị bắt Cụ Ông trải qua
nhiều cực hình tra tấn rất khổ sở,
ở dướ i hầm Cộng Sản nhiều năm.
Ông đư ơc xem là Chiến Sĩ Quả Cảm. kiên
cườ ng, một lòng vì đấ t nướ c Việt
Nam. Xin kính tặng bài thơ sau vì cảm kích nghĩa tình
cho dân tộc :

NGƯỜ I BIỆT KÍCH GAN DẠ
Ngườ i Biệt Kích trong tù Cộng Sản
đã qua rồi những ngày mê sảng
nhớ những giờ đói khổ lầm than
và bướ c chân sao mãi lang thang
rồi treo ngượ c đớ n đau tới sáng.
Hơn hai mươ i năm lao tù Cộng Sản
đã thấy gì nướ c mắt lòng tan
chà đạ p hành hạ bởi Cộng Gian
Chiến Sĩ Biệt Kích nhớ giang san
Lòng vững dạ quyết không đầ u hàng
Ngày trở về nướ c mắt chứa chan
Vợ con xưa cho lời trấn an
Kính phục Ngườ i lao tù lầm than
trở về trong hình hài thân tàn.
Ý Thu đã chia xẽ nỗi lớn lao mất mát này và
ở lại với gia đình Anh, Chị cho đế n
giờ đóng cửa.
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU cùng GIA ĐÌNH
Tác giả : Trần Ý Thu
Viết ngày : 6 tháng 3 năm 2008

 
Cầu xin
Hỡi ơi câu sinh ký tử qui
Sao lòng vẫn nặng nỗi sầu bi
Cha đưa ... mẹ đón* giờ ly biệt
Lệ thương sầu ướt đẫm vành mi

Còn lời nào chia sẻ niềm đau!
Thôi thì lời chúc kẻ bạc đầu
Nắm tay đi đến miền miên viễn
Từ nay hạnh phúc khỏi khổ sầu

Một nén nhang thơm một tấm tình
Cầu cho kẻ thác được siêu sinh
Cầu cho người ở vơi hờn tủi
Nhẹ kiếp nhân sinh nặng ân tình

TN

*Cha đưa ... mẹ đón: Một tập tục của người Việt. Đưa cha đi sau quan tài, đón mẹ đi giựt lùi trước áo quan.
 

  Ythu xin goi loi chi buon den GD Anh Cao Van Hai.
     Xin kinh tang bai tho den gia dinh.
    
BẠN ĐÃ NẰM XUỐNG

Bạn nằm xuống đất trời ái ngại
Biển u buồn nặng trĩu bởi AI !
Tên của Bạn khắc ghi lòng bái
Nhớ tên Người ra biển ngày mai.

Chiếc xe tang lăn bánh đường dài
Người đi đường tỏ sâu lòng ái
cởi mũ chào tiễn đưa tê tái
xao xuyến buồn nặng gánh đôi vai.

Bạn bè thương đưa Người qua ải
tới một nơi thăm thẳm chẳng ai
Phải là nơi Hoa Quả thật sai
Biển mênh mông cả một vòng đai.

Chuông Giáo Đường lanh lảnh bi ai
Nghĩa Trang buồn sao Hoa rơi vãi
Thôi từ đây vắng bóng hình hài
Tiếc thương Người trong tâm còn mãi.

Trần Ý Thu và Các Con một lòng
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
Viết ngày : 6 tháng 3/ 2008

      
Sao em vội vã ra đi
tuổi kia còn trẻ mà nay mất rồi
thương em không khỏi bồi hồi
được tin em mất làm tôi bàng hoàng
Nguyện cầu siêu thoát Thiên Ddàng
an vui mãi mãi tụ đoàn Cha Anh

Trung Ngôn
3/06/08
 

No comments:

Post a Comment