Sunday, March 17, 2013

NT Trung Tá Vũ Quang Ninh Sở Tâm Lý Chiến Nha Kỹ Thuật


Trung Tá Vũ Quang Ninh Sở Tâm Lý Chiến Nha Kỹ Thuật

 http://www.psywarrior.com/SSPLVietnam.html


Ông Vũ Quang Ninh (1928-2013), người thành lập Little Saigon Radio ở Quận Cam, là một khuôn mặt, một bóng dáng nổi bật trong số những người xây dựng ngành truyền thanh của Miền Nam, và ở hải ngoại, điều ấy hầu như nhiều người đã rõ; nói cụ thể hơn, cả ngàn người làm việc trước và sau cái máy thu âm, ra và vào các phòng thu âm và phát thanh của Sài Gòn, và của Little Saigon, còn biết rõ hơn tôi, song một tháng trời từ ngày ông nằm xuống cho tới nay, tôi vẫn đợi mà không nghe không thấy một bài viết nào tưởng nhớ về ông, như một khuôn mặt cần tưởng nhớ. Do đó, tuy không thân cận ông, nơi tôi vẫn có một hai điều phải ghi nhớ về Ninh-con.
Ông Vũ Quang Ninh, một đời làm phát thanh. (Hình: Viên Linh cung cấp)
Trước hết tại Sài Gòn trước 1975 có hai ông Ninh, cả hai lại cùng làm phát thanh, là Phạm Xuân Ninh, tức Hà Thượng Nhân, thiếu tá rồi trung tá, và Vũ Quang Ninh, đại úy rồi thiếu tá; cho nên người ta thường bị hỏi lại “bạn đang nói về ông Ninh nào đấy?” - người ta bèn gọi họ bằng cách phân loại theo hình dáng: Ninh-lớn, tức thi sĩ Hà Thượng Nhân, người vai to, lưng thẳng, cao lớn, và Ninh-con, tức Vũ Quang Ninh, người nhỏ bé, thoăn thoắt, và có kẻ lại đùa là “con nuôi của Tổng Thống Diệm.”


Chuyện này người viết bài không rõ lắm, nhưng theo “truyền thuyết,” ấy là đang là thiếu úy, đùng một cái, người ta thấy ông đeo lon đại úy. Cái “đùng một cái” không dễ như ta nghe nói, nó là cả ngàn cái đùng, cả vạn viên đạn, cả nhiều ngày đêm của trận đánh giữa quân đội quốc gia và quân đội Bình Xuyên của Bảy Viễn từ Nha Cảnh Sát Ðô Thành tới Cầu Chữ Y khoảng giữa thập niên '50. Nghe nói Thiếu Úy Vũ Quang Ninh là một anh hùng của một trận đánh chiếm trụ sở này, và được ông Diệm, lúc ấy là thủ tướng, đặc cách thăng lên đại úy. Tuy thế ông lại đeo lon đại úy quá lâu, có hơn mười năm. Do một dịp tình cờ nào đó không còn nhớ rõ, khoảng năm 1960-61, tôi vào làm biên tập viên đài Tiếng Nói Tự Do lúc ông Vũ Quang Ninh đang là trưởng Ban Biên Tập, trụ sở là một tòa biệt thự có cây xanh bóng mát trên đường Chi Lăng, Gia Ðịnh.

Tiếng là đài phát thanh, song đài không có bảng hiệu, cũng không ai biết đó là một cái đài, trừ những người làm việc ở đó. Và những người cùng làm việc ở đó lại là những người danh tiếng: nhạc sĩ kịch sĩ ca sĩ kỹ thuật viên chuyên nghiệp có Vũ Ðức Duy, Lữ Liên, Vũ Huyến, Xuân Phát, Thanh Thoại, Nguyễn Hữu Công, Bích Sơn, Bích Thủy, Mai Hân, ban Tam Ca Ðông Phương Tuyết Hằng, Hồng Vân, Thu Hương (người chỉ đến vài ba phút sau khi mùi hương nước hoa của nàng đã bay tới báo hiệu trước), và Mai Hương, Quỳnh Giao,... Biên tập viên có anh Thái Sơn (thập niên '60, đầu '70 là trưởng Ban Biên Tập Ðài VOA ở Hoa Thịnh Ðốn), anh Nguyễn Thượng Tiến (người hồi đầu Tháng Năm 1975 ở đảo Guam bảo tôi: “Hoa Kỳ nó mắc nợ moa, nó cũng mắc nợ toa nữa” - vì anh mang theo một gia đình 30 người chỉ có vợ con) - Phan Tùng Mai, con trai nhà cách mạng “ngồi tù khám lớn” Phan Văn Hùm, Nguyễn Thượng Hiệp, Viên Linh, Tú Kếu, Song Hồ,... còn nhiều nữa không thể nào nhớ hết.

Sau này đài chuyển về Sài Gòn, tọa lạc ở tòa nhà gạch kiên cố ở số 7 Hồng Thập Tự, nơi lui tới của hầu hết văn nghệ sĩ, nhất là nghệ sĩ tên tuổi của Việt Nam, tuy khi về đây khí thế của đài đã xuống, vì đã lộ, không còn được xếp vào loại “đen” nữa, mà đã thành “xám.” Ðen hay xám là tiếng lóng để chỉ sự hiện diện của đài, vì nó không ở chỗ thiên thanh bạch nhật như Ðài Phát Thanh Quốc Gia ở đường Phan Ðình Phùng, hay đài Tiếng Nói Quân Ðội ở trong Cục Tâm Lý Chiến gần Thảo Cầm Viên, đài này, cũng như sau rốt là Ðài Mẹ Việt Nam, chỉ phát thanh ra Bắc, thính giả từ Bến Hải vào Nam không nghe được, chỉ thính giả từ Bến Hải ra Bắc mới nghe được, giản dị là tuy nhân viên làm việc ở Sài Gòn, mà băng thu âm phải cho máy bay mang ra Ðông Hà, nơi có đài phát tuyến đặc biệt. Chỉ từ Ðông Hà trở ra người ta mới bắt được làn sóng của Ðài Tự Do, đài Mẹ Việt Nam.
Nhà truyền thanh Nguyễn Hữu Công, người kế tục cho ông Vũ Quang Ninh, cùng nghệ sĩ Ngọc Chánh, Viên Linh. (Hình: Tài liệu Viên Linh)

Ông Vũ Quang Ninh là người đã đóng góp công đầu trong sự thu dụng những nhân tài văn nghệ truyền thanh của Miền Nam vào làm việc trong đài Tự Do. Nhưng ông không liên hệ gì tới Ðài Mẹ Việt Nam, nơi tôi làm việc toàn thời gian cùng với Thượng Tá Tám Hà, nhà văn Nguyễn Thượng Tiến, nhà văn Xuân Vũ; không phải nhân viên thường trực của đài song được mời cộng tác, từ ngoài gửi bài vào có rất nhiều, như Võ Phiến, Túy Hồng, hay các nhà bình luận tên tuổi khác trong làng báo dân sự.

Riêng ông Vũ Quang Ninh giữ mục bình luận có tính cách xã hội, thường là vài ba phút. Tuy nhiên những năm đầu tiên ông khai thác triệt để và lâu dài cuốn ký sự ngắn nhan đề “Tôi Chọn Tự Do” của một nhà văn khối cộng sản Âu Châu, như là khuôn mẫu để viết bài tác động vào các cán binh cộng sản, trong khi Chiêu Hồi là một chính sách lớn của chính quyền Cộng Hòa Miền Nam.

Trong thập niên '80, và ngay cả '90, sinh hoạt truyền thanh Việt ngữ tại hai khu vực Tây Nam Hoa Kỳ và Nam Hoa Kỳ, California và Houston, rất rộn ràng. Không ai có thể ngờ rằng tại Mỹ có một làn sóng phát thanh tiếng Việt 24 trên 24, thế mà điều ấy đã xảy ra. Ðài phát thanh do ông Vũ Quang Ninh và các bạn, như Nguyễn Hữu Công, Phạm Long, Ðinh Quang Anh Thái và một số yêu nghề khác thành lập và điều hành đã gây phấn khởi cho sinh hoạt cộng đồng, đóng góp rất nhiều, rất tích cực, vào sự phát triển của văn hóa cộng đồng, cũng như các vận động văn nghệ khác của các nghệ sĩ tự do, hay các đoàn thể đồng hương. Công của họ, và của nhà truyền thông Vũ Quang Ninh, cần được ghi nhận đúng mức. Ðiểm son đáng kể nữa là họ Vũ đã thành công bắt làn sóng địa phương ở Quận Cam với các làn sóng quốc tế như BBC ở Luân Ðôn, hay đài VOA, và một số đài khác tuy còn thiếu chuyên nghiệp và thiếu ý thức trong việc truyền đạt thông tin cho một cộng đồng lưu vong và tị nạn cộng sản như cộng đồng Việt Nam, dù sao đã làm dấy động các cảm quan và cảm thức thính giả tới mức cao nhất và có lẽ là không bao giờ còn đạt được một mức độ tương tự trong tương lai.

Ông Vũ Quang Ninh đã ra đi, song một hình bóng và người cộng tác thân cận ông nhất là bạn Nguyễn Hữu Công vẫn còn tiếp tục, đó là điều may mắn cho sinh hoạt truyền thanh hiện nay.

Ðể ghi nhận điều ấy, tôi viết bài này như một tiễn biệt một đồng nghiệp ở ngành khác, mặc dù từng có nhiều năm làm việc với ông Vũ Quang Ninh ở đài Tự Do lúc khai sáng, 50 năm trước ở Gia Ðịnh, và một thời gian hai năm phụ trách Câu Chuyện Văn Học Nghệ Thuật cùng với ca sĩ Khúc Lan trên đài Little Saigon Radio


Tường Thuật:

(Tặng Tân Hội Trưởng Phạm Hòa)



Lễ Tưởng Niệm Ông Vũ Quang Ninh,

Cố Tổng Gíam Đốc  Đài Little Sàigòn Radio, TV Hồn Việt và Viet Tide.



          Sau khi họ nhà Hiếu làm xong tang lễ với tính cách riêng tư gia đình,  qua ngày hôm sau thứ Sáu 22 tháng 3 năm 2013 bắt đầu từ 1 giờ trưa đến 7 giờ chiều Đài Little Sàigòn Radio đã tổ chức một buổi tưởng niệm ngay tại  trụ sở Đài Little Sàigòn Radio, nằm trên đường Beach Bl. thuộc thành phố Westminster California.

          Vì trụ sở của Đài không to lắm, cũng như chỗ đậu xe rất hạn chế, nên  những người đến kính viếng người qúa cố đã không đến một lúc tuy nhiên người đến viếng xong ra về và người khác mới đến kế tiếp nhau tạo cho không khí buổi tưởng niệm được liên tục,  ấm cúng và trang trọng cho đến khi buổi lễ được chấm dứt lúc 7 giờ tối.

          Quan khách tham dự lễ tưởng niệm Ông Vũ Quang Ninh bao gồm đủ mọi thành phần từ các vị lãnh đạo tinh thần, qúi vị dân cử Mỹ-Việt cấp Liên Bang, tiểu bang, thành phố cho đến  các vị đại diện cộng đồng, báo chí, đòan thể, tổ chức, Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH, anh em các Sở của Nha-Kỹ-Thuật, King Bee 219 v.v... Và để mọi người xa cũng như gần  không có  cơ hội đến tham dự lễ tưởng niệm Đài phát thanh Little  Sàigòn Radio và TV Hồn Việt đã cho trực tiếp truyền thanh, truyền hình  suốt thời gian buổi lễ tưởng niệm để tất cả bà con  ai cũng có thể xem được..

          Buổi lễ tưởng niệm đã được tổ chức rất chu đáo và đúng giờ do ông Nguyễn Hữu Công làm trưởng ban tổ chức, luật sư Nguyễn Hòang Dũng  làm MC điều khiển chương trình buổi lễ. các vị quan khách  VIP, hay qúy bậc trưởng thượng khi đến đã được ban tổ chức mời vào ngồi vào các hàng ghế danh dự được đặt trước bàn thờ, một số người được mời phát biểu ý-kiến cũng  được ban Tổ Chức thông báo chưong trình và giờ giấc. Và để  có đủ chỗ ngồi cho quan khách đến thăm viếng, Ban Tổ Chức cũng đã cho dựng thêm một rạp vải  bên ngòai.

          Vì là  buổi tưởng niệm có tính cách riêng tư để tỏ lòng thương tiếc người qúa cố nên đã không có nghi thức  (protocol) chào cờ Việt-Mỹ và mở đầu buổi tưởng niệm, Hòa Thượng Thích Minh Thông, viện chủ chùa Vĩnh Nghiêm, Pomona đã được  mời lên phát biểu cảm tưởng. Hòa Thượng cho biết ngài và ông Vũ Quang Ninh là người cùng quê  ở Phủ Xuân Trường, Tỉnh Nam Định, là bạn học với nhau khi còn là học sinh trường Chu Văn An Hà Nội, tuy hai người khác nhau về tôn giáo  nhưng thật ý hợp tâm đầu, củng có tấm lòng sắt son  của người Việt Quốc Gia chân chính với đất nước. Tiếp theo là Đức Ông Nguyễn Đức Tiến, khi ngài lên phát biểu đã phải nhờ đến hai người vực ngài đi, ngài cho biết  nay ngài đã về hưu rồi, sức khoẻ yếu lắm, tuy cùng tuổi với ông Vũ Quang Ninh, tuổi Qúy Tỵ sinh năm 1929, nhưng ngài vẫn chưa được Chúa gọi về, khi ông Ninh  còn sinh tiền, Tết nào cũng  đem hoa đến nhà Thờ tặng ngài, nay ông mất ngài chỉ biết  cố  lê tấm thân gìa đến viếng và cầu nguyện cho ông.

          Thượng Nghị  Sĩ  Tiểu Bang California Lou Correa  với vẻ mặt trầm buồn  lên phát biểu tỏ lòng thương tiếc sự ra đi của ông Vũ Quang Ninh, ông  cũng thông báo ngày hôm qua ông  đã  yêu cầu một phút im lặng tưởng niệm ông Vũ Quang Ninh  tại Quốc Hội Tiểu bang Cali và đã ca tụng sự đóng góp của ông Vũ Quang Ninh đối với Cộng Đồng Việt nam và  Tiểu bang California lúc sinh thời,  đồng thời  ông cũng  mời người Đại Diện Đài Little Sàigòn Radio  đến nhận bằng Tưởng Lục của Tiểu bang trao tặng, Kế tiếp chương trình Luật Sư MC giới thiệu  cựu Trung Tá Chiến Tranh Chính Trị VNCH Vũ Trọng Mục, trong bộ quân phục tiểu Lễ của Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, NT. Mục cho biết ông và NT Vũ Quang Ninh  bạn cùng khóa 5 Thủ Đức, việc NT Vũ Quang Ninh  làm đải phát thanh có lẽ là định mệnh đã an bài, khi vừa ra trường  là NT Ninh đã làm phát thanh, thời còn cụ Ngô, nền Đệ Nhất Cộng Hòa,  cho đến khi  sống lưu vong cũng tiếp tục làm phát thanh cho đến hơi thở cuối cùng

           Thị trưởng đương nhiệm Thành Phố Westminster Tạ Đức Trí và cựu Thị Trưởng TP Westminster là Bà Gìa Trầu Maggie Rice cũng lục tục cùng kéo nhau lên phát biểu, Thị Trưởng Tạ Đức Trí  ngòai việc chia  buồn còn trao tặng cho Đài Little Sàigòn Radio bằng tưởng lục của thành phố, và ông cũng thông ngôn lời phát biểu của bà gìa trầu Rice cho biết bà Rice cũng cùng tuổi Tỵ với NT Vũ Quang Ninh, nghĩa là  cũng sanh năm 1929  nhưng  vẫn còn khoẻ chưa nhằm nhò gì ...  kết tiếp là một số  dân biểu liên bang  khác như Congressman Ed Royce cũng lên chia buồn cùng nhiều vị dân cử khác..

          Sau khi một số VIP Mỹ- Việt phát biểu  đến phần anh em, bè bạn, chiến hữu của NT Vũ Quang Ninh, trước đó Ban Tổ Chức đã ghi danh  một số người chiếu theo sự nhắc nh của NT Vũ Quang Ninh trước lúc lâm chung  đã nhắc đến Lôi-Hổ và Biệt-Hải nhiều lần, nên Ban Tổ Chúc đã chọn tôi là một Lôi-Hổ phát biểu với tính cá nhân, và anh Nguyễn Trâm, phát biểu với tính cách là đại diện cho Biệt-Hải (cả hai bài phát biểu của anh Trâm và của  tôi cũng đã post lên  trên các trang Groups NKT  để cùng anh em chia x). Khi phát biểu xong tôi đã  ra về  và cũng đã gặp một số chiến Hữu NKT  như  anh Nguyễn Kim Khánh, anh  Nguyễn Hải Triều, và chị Kiều Loan, hiền nội của anh Triều,  từ San Diego xuống, anh Trần Ngọc Thạnh  King Bee 219, bạn Nguyễn Văn Hùng, Tóan Trưởng Bạch Lôi CĐ2XK... và sau đó còn  biết thêm  có nhiều đòan thể  còn tiếp tục đến viếng  trong đó có Liên Hội CCS VNCH,  Hội AH NKT Nam Cali v.v... hay nói một cách khác hầu hết anh em thuộc các Sở của NKT đều đến viếng NT Vũ Quang Ninh ngay buổi chiều hôm đó,  Tình cảm của  anh em chúng ta lúc tối lửa, tắt đèn  với nhau  qủa  thật là  qúa  ấm cúng.

          Khi xưa cụ Tiên Điền Nguyễn Du mất, có người đã làm bài thơ u-óan than  :

         

          " Bất tri tam bách dư niên hậu,

            Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như ..."



          Ngày nay khi NT Vũ Quang Ninh ra đi đã được bao người thương  nhớ và có bao người đã khóc ông rồi, đâu cần phải chờ đến 300 trăm năm sau...





Little Sàigòn California 3/25/2013.



Lâm Ngọc Chiêu. 





Anh Em thân kính,

          Trưa ngày Thứ Sáu 22 tháng 3 năm 2013 vừa qua,  tôi  đã đến  tham dự Lễ Tưởng Niệm Cố Niên Trưởng Vũ Quang Ninh tại Đài Little Sàigòn Radio, TV Hồn Việt, và Tuần Báo Việt Tide tại Thành PhWestminster California, trong buổi lễ tưởng niệm này, Ban Tang Lễ  đã mời  một số quan khách VIP  Hoa-Kỳ và Và Việt Nam  lên phát biểu trước và sau đó đã  đích thân mời tôi  và tiếp theo là anh Nguyễn Trâm, Gia Đình Biệt-Hải NKT,  là một trong số những người mà trước lúc lâm chung Niên Trưởng đã nhắc đến... lên phát biểu.

          Và hôm nay sau khi hỏi ý kiến và anh Nguyễn Trâm cũng đã đồng ý cho tôi post các bài mà chúng tôi đã phát biểu trong lễ Tưởng Niệm để cùng chia sẻ đến anh em xa gần với tất cả sự thân ái và qúy mến.


Chân thành cám ơn anh em,


Lâm Ngọc Chiêu.


Phát Biểu  Của Gia-Đình Biệt Hải:
Kính thưa Quý Vị Trưởng Thượng

Kính thưa toàn thể Nhân Viên Đài littler Saigòn Radio, TV Hồn Việt và Tuần báoViệt Tide

Kính thưa toàn thể gia đình tang quyến



            Sự thương mến Gia Đình Biệt Hải và Anh em Lôi Hổ vì một thời đã cung cấp những tin tức mật cho đài, trong thời gian NT Vũ Quang Ninh làm quản đốc đài tiếng nói tự do hoạt động chương trình sinh bắc tử nam, trong cuộc chiến trước những năm 1975, sau một thời gian lâm bệnh và khi biết sắp sửa từ giã những người thân yêu để trở về miền viên miễn và NT đã viết ra di bút để,để lại cho gia đình biết một số thân hữu và những đơn vị mà NT đã hết sức quí mến, trong số đó có anh em Lôi Hổ và Biệt Hải. Vì thế, buổi lễ tổ chức để từ biệt Cố Tổng Giám Đốc Vũ Quang Ninh tại trụ sở Little Saigòn Radio, 13749 Beach Blvd., Westminster, CA 92683 từ 1giờ trưa đến 7 giờ tối Thứ Sáu, 22 Tháng 3 năm 2013 vừa qua và chúng tôi đã được ban tổ chức mời lên để đại diện đơn vị đứng trước di ảnh của cố NT Vũ Quang Ninh quản đốc đài TNTD thuộc STLC và trước quan khách tham dự để nói lên cảm nghĩ về đơn vị mình trước đây cũng như trong thời gian tỵ nạn CS tại Hoa Kỳ đối với vị NT của STLC/NKT đã khuất)

Thưa toàn thể Quý Vị

            Bắt đầu từ tháng 4. 1964 đến tháng 7.1972 trong cuộc chiến bí mật hoạt động chiến tranh ngoại lệ, phải nói là các toán lực lượng BH/SPVDH cùng với đài Gươm Thiêng Ái Quốc và đài Tiếng Nói Tự Do thuộc bộ phận của STLC bản doanh đặt tại Số 7 đường Hồng Thập Tự, Sài gòn- quả thật hết sức gắn bó-qua những chuyến hoạt động công tác của các toán BH ra miền Bắc, có mục đích để thâu lượm tin tức cũng như bắt những thành phần đi theo chính quyền CS Bắc Việt và đưa về Nam giao STLC khai thác tin tức. Lúc đó NT Vũ Quang Ninh là vị Quản đốc đài Tiếng Nói Tự Do đã lấy những tin tức khai thác được của các tù binh, liền cho phát sóng trở ra lại miền Bắc, trong chương trình Sinh Bắc Tử Nam, đã làm cho chính quyền CS miền Bắc lúc đó hết sức bối rối. Vì lo sợ, những gia đình hiện đang có con em bị chính quyền Bắc Việt bắt ép đi vào miền Nam chiến đấu, sẽ có ngày nỗi dậy để đòi trả lại các con em của họ, đồng thời chương trình sinh bắc tử nam, cũng đã gây hoang mang không ít đối với dân chúng miền Bắc lúc đó, vì cuộc sống người dân quá cơ cực lầm than được cấp phát thực phẩm bằng tem phiếu hộ khẩu, dưới sự kiểm soát của các cán bộ công an CS Bắc Việt .

Sau những năm tỵ nạn CS tại Hoa Kỳ và mang danh chiến sĩ Biệt Kích cộng với tinh thần chống cộng cao độ, NT Vũ Quang Ninh vẫn chọn ngành truyền thanh và hoạt động như trước, mục đích để có cơ hội vạch trần những tội ác của chế độ CS vô thần, đang được áp dụng tại VN như những năm trước trong thập niên 60 để cai trị người dân thấp cổ bé miệng và để giúp người Việt tỵ nạn CS khắp nơi thấu hiểu được sự tàn ác dã man của chế độ, đồng thời góp sức để thúc đẩy chính quyền CS hãy trả lại tự do nhân quyền cho người dân VN có được một cuộc sống ấm no hạnh phúc và đất nước sớm được thanh bình thịnh vượng.

Đối với thân tình chiến hữu, Niên Trưởng đã không quên những đồng đội từng chiến đấu với mình một thời và Ông đã nhiều lần đưa gđ đến tham dự các buổi tổ chức lễ giỗ của GĐBH hải ngoại cũng như những lần họp mặt Hội NKT Nam CA, mục đích để tưởng nhớ những chiến hữu đã âm thầm hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ miền Nam tự do trước năm 1975 và tìm cách giúp đỡ những chiến hữu BK/NKT hiện đang thiếu thốn tại quê nhà.

Trong suốt thời gian dài sinh hoạt, qua sự lớn mạnh của Cộng Đồng Người Việt tỵ nạn Cộng sản hải ngoại trong đó, đã có sự đóng góp đáng kể của Cố NT Vũ Quang Ninh. Sự ra đi lúc nầy của Ông là một mất mát lớn lao của những tiếng nói chống cộng hết sức mạnh mẽ tại hải ngoại và anh em BH cũng mất đi một vị NT đã được mọi người hết sức quí mến. Rất tiếc, trước giờ tiễn biệt chúng tôi không được cơ hội để phủ lá cờ vàng ba sọc đỏ lên quan tài của vị Quản đốc đài Tiếng Nói Tự Do thuộc STLC/NKT, để ghi ơn người quân nhân QLVNCH suốt đời đã hy sinh tận tụy để phục vụ đất nước

Xin chân thành chia buồn cùng toàn thể tang quyến, Đài phát thanh little Saigon Radio,Hồn Việt TV và Tuần báo Việt Tide. Cầu xin linh hồn Antôn Cố NT Vũ Quang Ninh sớm được hưởng trước Nhan Thánh Chúa.

                                    GĐBH hải ngoại

                                 Thành Kính Phân Ưu


Tm Lòng Lôi-Hổ .
Thương Kính Và Vĩnh Biệt Niên Trưởng Vũ Quang Ninh.   
  
          Tôi không dám nhận mình là đại diện cho anh em Lôi-Hổ, nhưng biết chắc chắn một điều là đa số anh em Nha-Kỹ-Thuật có lẽ sẽ đồng ý với tôi về những xúc động và cảm nghĩ khi nhận được tin Niên Trưởng Vũ Quang Ninh, một  Niên Trưởng của đơn vị chúng ta: Nha-Kỹ-Thuật Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vừa mới ra đi đã khiến anh em ai nấy khó tránh khỏi cảnh bùi ngùi thương tiếc khôn nguôi.

          Tôi còn nhớ ngày đầu mới khăn gói qủa mướp  từ quê nhà lóp ngóp qua đây theo chương trình cựu tù HO bất ngờ gặp lại Niên Trưởng tại Thủ Đô Tị Nạn Little Sàigòn quận Cam California, lúc đó Niên Trưởng tuổi cũng đã cao, như những người đồng tuổi với Niên Trưởng  lúc đó  thường thì ai cũng đã..." thảnh thơi thơ tuí rượu bầu," họặc " đang ôm trăng đánh giấc bên đồi Dạ Lan... " dường như đọc được câu hỏi trong mắt tôi, Niên Trưởng đã nhẹ nhàng mỉm cười và tự trả lời  làm sao mình có thể an tâm vui thú điền viên  trong khi nhìn về quê nhà bà con vẫn ngóng chờ và ý nguyện sắt son thầm kín của Niên Trưởng đã kéo dài đến giờ phút cuối cùng trước giờ nhắm mắt vào  rạng sáng thứ Bảy ngày 16 tháng 3 năm 2013 trong vòng tay thương yêu của gia đình và người thân. Ôi! thương kính biết mấy nói sao cho vừa.

          Tôi nhận được tin không vui Niên Trưởng mất,  khi đang trên đường đi San Diego để thăm một vị đàn anh Lôi-Hổ Cụu Thiếu Sinh Quân, đang đau nặng, dù đã chuẩn bị tinh thần từ trước nhưng cũng không tránh khỏi cảnh bàng hòang trong lòng trước tin qúa đau buồn này, sau khi anh em chúng tôi đã liên lạc với gia đình Niên Trưởng và ít phút sau chị Cẩm Vân, hiền nội của Niên Trưởng đã gọi điện thọai cho tôi và báo tin chính thức anh đã ra đi, cả hai chị em chúng tôi đều khóc...

          Để tôn vinh Niên Trưởng, cũng như tỏ lời cám ơn của Đồng Bào trong và ngòai nước, của  đồng đội và chiến hữu  trong QLVNCH trước những đóng góp qúa to lớn của Niên Trưởng cho dân, cho  nước..,   nên một số đông anh em Lôi-Hổ chúng tôi nói riêng, cũng như anh em các binh chủng bạn nói chung đã nhờ tôi  chuyển lời đề nghị đến  gia đình Niên Trưởng  và họ nhà Hiếu  hãy đồng ý cho anh em làm một Lễ Nghi Quân Cách trước khi tiễn Niên Trưởng về quê Mẹ Việt Nam, nhưng Họ Nhà Hiếu  đã  cho biết theo ý nguyện của Niên Trưởng muốn có một tang lễ thật đơn gin trong gia đình, Niên Trưởng không muốn gia đình nhận phúng điếu, không nhận vòng hoa, không nhận sự vái lạy của ai...  Với 1 ngọn nến, 1 đóa hoa hồng cũng là qúa đủ rồi... Ôi ! Niên Trưởng  vẫn như vậy, thật là con người  qúa khiêm nhường và gỉan dị đến giây phút cuối cùng

        Người xưa có nói chớ đem sự thành bại luận anh hùng, hoặc chớ nên vội phê phán ai khi quan tài của họ chưa đóng nắp và thường thì " mỏ chim nhọn, thường chọn những trái cây ngon để mổ" lúc còn sinh thời  Niên trưởng luôn nghĩ đến người khác, đến anh em và những người  khốn khó, người thương Niên Trưởng luôn luôn đông hơn kẻ không mến người và  điều đó luôn luôn là sự thật.

         Riêng những anh em cùng chung đơn vị với Niên Trưởng khi xưa, Là  Lôi-Hổ, Biệt-Hải, Hắc Long, Nhảy Bắc  v.v.. thuộc Nha-Kỹ Thuật  thì  Niên trưởng luôn luôn hòa đồng và chia sẻ sự buồn vui với anh em cũng  như giúp đỡ những gì Niên Trưởng có thể làm được cho họ trong những ngày tháng lưu vong nơi xứ người và thậm chí  trước giờ lâm chung Niên Trưỡng đã không quên anh em, đã nhắc đến chúng tôi, những người Biệt-Kích khiêm nhường và vô danh hẩm hiu nhất trong lịch sữ Quân Lực VNCH khiến anh em ai cũng  khó tránh  khỏi  sự chạnh lòng. Thôi thì, kể từ  nay  phải vắng bóng Niên Trưởng chắc chắn  sẽ là mất mát lớn khó bù đắp cho mọi người trước lẽ vô thường của Đất Trời.

Cố Tổng Thống Hoa Kỳ John F. Kennedy đã  nói một câu bất hủ:

          " Đừng hỏi Tổ Quốc đã làm gì cho ngươi ! Mà hãy tự hỏi ngươi đã làm gì cho Tổ Quốc "

          Có lẽ câu nói trên của Tổng Thống Kennedy và cuộc đời của Niên Trưởng đã là một câu trả lời lớn rồi, và hơn thế nữa Niên Trưởng qủa thật rất xứng đáng là người được mọi người kính trọng và cảm phục, một uy vũ bất năng khuất làm gương sáng cho thế hệ mai sau soi mình.

           Niên Trưởng không phải là "Người Hiệp Sĩ cuối cùng "(the last samurai) mà  là người đã  có công tạo được niềm tin và sự phấn khởi cho nhiều vị Hiệp-Sĩ tiếp nối cho Việt Nam, mà nay  ánh bình minh đang bắt đầu hé rạng  trên quê hương điêu tàn của chúng ta.

          Xin được tiễn đưa Niên Trưởng với tất cã sự thân kính và lễ Nghi Quân Cách Quốc Gia trang trọng nhất trong lòng  anh em chúng tôi.

Nguyện cầu Hương Linh Niên Trưởng sớm thanh thản  an nghỉ nơi chốn vĩnh hằng. 


Little Sàigòn California

Mùa Xuân năm Qúy Tỵ, ngày 22 tháng 3 năm 2013



Lâm Ngọc Chiêu

Cựu Liên Tóan Trưởng, BCH/NKT.

Kính Bái.
 


Ông Vũ Quang Ninh, giám đốc Little Saigon Radio, đã từ trần

(VienDongDaily.Com - 17/03/2013)
WESTMINSTER (VĐ) – Một trong những người Việt Nam làm đài truyền thanh kỳ cựu nhất tại hải ngoại đã ra đi vĩnh viễn trong sự thương tiếc của nhiều người, nhất là những thính giả trung thành của đài Little Saigon Radio (LSR). Vào sáng sớm Thứ Bảy 16-3-2013, ông Vũ Quang Ninh đã lìa trần ở Quận Cam, hưởng thọ 84 tuổi.Theo lời của một thân nhân nói với nhật báo Viễn Đông, ông Vũ Quang Ninh đã vào bệnh viện Garden Grove vào ngày Chủ Nhật 10-3 vì bị viêm phổi. Sau vài ngày nằm ở bệnh viện này, ông được gia đình đưa qua bệnh viện Kaiser ở Irvine nơi mà ông đã trút hơi thở cuối cùng vào khoảng 4 giờ sáng Thứ Bảy.
Trong hai thập niên, ông Vũ Quang Ninh là giám đốc của Little Saigon Radio, môt đài phát thanh kỳ cựu, được nhiều người biết đến nhất tại Nam California trong nhiều năm.
Thành lập đài phát thanh ở hải ngoại là một ước mơ lớn được thành tựu của ông Vũ Quang Ninh. Chào đời tại miền Bắc Việt Nam, ông di cư vào Nam năm 1954 và bước vào ngành truyền thông kể từ đó. Sau khi tốt nghiệp trường sĩ quan Thủ Đức, ông được làm việc tại đài phát thanh Quân Đội của chế độ Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1955 đến 1959.
Trong thập niên 1960 cho đến năm 1975, ông làm việc tại Nha Chiến Tranh Tâm Lý ở Sài Gòn, viết báo, viết bài bình luận cho các đài phát sóng từ miền Nam ra miền Bắc.
Sau khi tị nạn cộng sản tại Mỹ, ông làm cán sự xã hội tại Orange County, vẫn theo đuổi ngành truyền thông và chờ cơ hội mở đài phát thanh. Đến năm 1993, sự nghiệp truyền thanh của ông đã bay bổng lên cao với sự thành lập đài LSR. Ở thời kỳ cao điểm, đài này phát sóng trực tiếp đến cả trăm ngàn thính giả tại Quận Cam, Nam California; San Jose, Bắc California; và Houston, Texas.
Ông Vũ Quang Ninh từng nói rằng phát thanh đã ngấm vào máu, là hơi thở của đời sống của ông. Mặc dù già yếu trong mấy năm gần đây, ông vẫn đến đài phát thanh hầu như mỗi ngày. Theo lời của Hương Terri, con gái của ông Vũ Quang Ninh và cũng là người thường lái xe đưa cha đến đài, ông vẫn viết bình luận và nhờ xướng ngôn viên khác đọc trên làn sóng cho đến trước ngày vào bệnh viện.
Ông Bảo Trung, một nhân viên tiếp thị của LSR, nói với báo Viễn Đông: “Lúc nào bác Ninh cũng nghĩ đến một dự án nào đó để mang lại lợi ích cho cộng đồng. Cho dù nằm trên giường bệnh bác cũng nghĩ đến việc này, việc kia mà bác có thể thực hiện cho người khác. Phải nói là bác đã chiến đấu cho đến chết”.
Ông Nguyễn Hữu Công, trưởng ban chương trình của LSR, cũng đồng ý với nhận xét đó, và nói thêm: “Ông Ninh luôn nghĩ đến những điều lợi ích nhất cho cộng đồng mà ông có thể làm được”.
Gia đình chưa thông báo chương trình lễ an táng.




Ðỗ Dzũng/Người Việt
 
WESTMINSTER (NV) - Ông Vũ Quang Ninh, tổng giám đốc đài phát thanh Little Saigon Radio, Westminster, qua đời lúc 3 giờ 50 phút sáng Thứ Bảy, 16 Tháng Ba, tại Quận Cam, hưởng thọ 85 tuổi, theo thông báo trên Facebook của chương trình Hồn Việt TV.

 
Ông Vũ Quang Ninh trong buổi tiếp tổng giám đốc Ðài Phát Thanh Á Châu Tự Do hồi cuối Tháng Hai, 2013, tại Little Saigon Radio. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)
Tin này cũng được xác nhận bởi ông Du Bích Tú, giám đốc thương vụ Little Saigon Radio.
Thông báo trên trang Facebook được viết như sau: “Little Saigon Radio và Hồn Việt TV trân trọng thông báo, ông Vũ Quang Ninh, tổng giám đốc Little Saigon Radio, đã mãn phần vào lúc 3 giờ 50 phút sáng Thứ Bảy, 16 Tháng Ba, 2013, nhằm ngày 5 Tháng Hai năm Quí Tỵ, tại Orange County, California, hưởng thọ 85 tuổi.”
Ông Tú cho biết ông Ninh bị bệnh phổi lâu nay và nằm trong bệnh viện Kaiser, Irvine.
Trong lần trả lời phỏng vấn nhật báo Người Việt hồi Tháng Năm, 2009, nhân dịp được Thượng Nghị Sĩ Lou Correa và Hiệp Hội Á Châu Thái Bình Dương vinh danh, ông Ninh cho biết ông đã “gắn bó với ngành truyền thông gần như cả cuộc đời.”
Theo lời kể của ông, khởi đi từ năm 1955, sau khi tốt nghiệp khóa 5 trường sĩ quan Thủ Ðức, ông được bổ nhiệm về làm tại đài phát thanh Quân Ðội cho đến cuối năm 1959. Sau đó ông ra làm kiểm tra thanh niên.
Tháng Năm, năm 1963, đài phát thanh Huế cần có người thay thế, ông được bổ nhiệm về đó cho đến Tháng Mười Một cùng năm.
Ông về Sài Gòn, làm tại Nha Chiến Tranh Tâm Lý, viết những bài bình luận cho các đài “mật.”
Tháng Sáu, 1964, ông là một trong những người tổ chức đài Tiếng Nói Tự Do (chuyên phát sóng ra miền Bắc Việt Nam), và làm việc cho đến ngày 29 Tháng Tư, 1975, với cấp bậc trung tá QLVNCH.
Sang Mỹ năm 1975, ông thành lập đài Tiếng Vọng Quê Hương, phát thanh 3 ngày mỗi tuần với thời lượng là 1 giờ, đài tồn tại được 3 năm. Rồi ông làm cán sự xã hội cho Los Angeles County và viết báo cho đến Tháng Tư, 1993 thì thành lập đài Little Saigon Radio và hoạt động cho đến ngày nay.
Trong những năm tháng hoạt động truyền thông ở vùng Little Saigon, tuy lớn tuổi, lúc nào mọi người cũng thấy ông khỏe mạnh, minh mẫn, lạc quan, đặc biệt với những bài bình luận do ông viết, đăng trên tuần báo Việt Tide và đọc trên đài.
“Phát thanh đã ngấm vào máu và trở thành một cái ‘nghiệp.’ Ðời sống của tôi là phát thanh, không thể nào thiếu được. Ngay những ngày đầu tiên bước chân sang Mỹ, khi còn ở trong trại tị nạn, tôi đã cố gắng liên lạc, làm mọi cách để thực hiện những chương trình phát thanh,” ông Ninh nói trong lần trả lời phỏng vấn của Người Việt.
“Rồi khi làm cán sự xã hội để kiếm sống, nhưng cũng là để ‘chờ thời.’ Cái chính trong đời, tôi luôn ấp ủ là phát thanh. Tôi đã vận động mọi cách để có được chương trình phát thanh. Thời gian đầu của đài Tiếng Vọng Quê Hương, các anh chị em nghệ sĩ (như Vũ Huyến, Khánh Ly) đều là tự nguyện tham gia, không ai lấy tiền,” ông Ninh kể lại lúc được phỏng vấn.
“Tại sao tôi mê phát thanh như vậy? Ngày xưa đọc sách, tôi thích truyện bà Thánh Teresa. Khi ngắm bầu trời mưa rơi lất phất, mọi người thì buồn bã, còn bà nhìn thấy cả ngàn, triệu hoa hồng. Tôi nghĩ đến phát thanh, nghĩ đến việc phải gieo rắc cả ngàn, triệu lời hay, ý đẹp của những bậc vĩ nhân cho tất cả mọi người, để chinh phục mọi người làm điều thiện. Truyền bá cái hay, cái đẹp vào trong cộng đồng,” ông chia sẻ.
“Và dù cả trăm người nghe, nhưng lợi ích được cho chỉ vài người cũng là điều rất đáng quý. Làm sao những điều mình gieo rắc, người nghe có thể chấp nhận được. Ðó là lý tưởng cuộc đời tôi. Và tôi rất cảm ơn những thân chủ đã giúp đỡ rất nhiều để chúng tôi có phương tiện thực hiện lý tưởng này,” ông nói thêm.
Theo thông báo trên Facebook của Little Saigon Radio và Hồn Việt TV, “Tang lễ xin được cử hành trong vòng gia đình. Lễ từ biệt sẽ được cử hành tại trụ sở Little Saigon Radio, 13749 Beach Bvd., Westminster, CA 92683, từ 1 giờ trưa đến 7 giờ tối Thứ Sáu, 22 Tháng Ba.”

























CÂU CHUYỆN THỜI SỰ NGÀY 14/01/2013 – CHUẨN BỊ VUI XUÂN



VŨ QUANG NINH
Còn gần một tháng nữa mới Tết, nhưng không khí Xuân đã tưng bừng trong cộng đồng Miền Nam California. Tại các siêu thị, các chợ, những hộp trà, bánh, mứt gói giấy kiếng bày rực rỡ cả một khu lớn, vừa đẹp mắt vừa tạo khung cảnh vui tươi ngày Tết. Bà con cô bác đã rủ nhau đặt bánh chưng, bánh tét, giò thủ, giò gà, giò lụa…
Năm 2013 đánh dấu Little Saigon Radio đã 20 năm phục vụ cộng đồng và sau đó Hồn Việt TV cũng góp mặt trong tinh thần tận tâm, chuyên nghiệp và luôn trung thành với lý tưởng từ lúc thành lập năm 1993, đó là bằng nghệ thuật xử dụng hòa hợp âm thanh để góp phần xây dựng một cộng đồng Việt Nam tỵ nạn vững mạnh, tương ái, tương thân, tương trợ hòa nhập thành công vào xã hội nơi đây và kiên trì góp phần đòi hỏi tự do, dân chủ, no ấm cho đồng bào thân yêu nơi Quê Mẹ. Trong suốt hơn 7,000 ngày Little Saigon Radio đã truyền bá lời hay ý đẹp tình tự dân tộc, tình người, quảng bá thông tin, nâng cao hiểu biết, tạo thông cảm hiệp nhất giữa các tập thể trong cộng đồng. Little Saigon Radio và Hồn Việt TV luôn phục vụ trong tôn chỉ đem lợi ích giúp cộng đồng. Nhân đây chúng tôi cũng xin chân thành đa tạ các quý vị thân chủ đã yểm trợ anh em chúng tôi ròng rã trong suốt 20 năm trôi qua. Chúng tôi cũng xin cảm tạ các chuyên gia, luật sư, bác sĩ, văn nghệ sĩ, cộng tạc viên và các thân hữu đã hết lòng hợp tác với anh em chúng tôi trong những tháng ngày dài đã qua.
Đặc biệt năm nay, cộng đồng chúng ta đứng ra tổ chức cuộc diễn hành đúng ngày Chúa nhật mùng Một Tết dọc theo đại lộ Bolsa, mọi thủ tục đang tiến hành thuận lợi. Trong cuộc diễn hành, ngoài sự tham dự của các đoàn thể còn có nhiều xe hoa. Little Saigon Radio và Hồn Việt TV cũng cố gắng góp phần khiêm tốn của mình với một xe hoa tham dự. Chúng tôi cũng rất mong quý hội đoàn, quý doanh gia, các chủ thương vụ cùng góp xe hoa của mình để cuộc diễn hành được long trọng và trở thành truyền thống hằng năm tại thủ đô của người Việt tỵ nạn.
Mặt khác, trước cuộc diễn hành vào sáng Chúa nhật, thì buổi tối Giao Thừa, Little Saigon Radio và Hồn Việt TV theo thông lệ hằng năm có tổ chức một Dạ Tiệc Ca Nhạc chào đón Tết Quý Tỵ vào lúc 6 giờ 30 tại nhà hàng Seafood World, thành phố Westminster. Quý vị tham dự sẽ được tặng quà, được mời chụp hình lưu niệm. Quý ông mặc Quốc phục và quý bà mặc áo dài sẽ được rút thăm trúng giải thưởng tiền mặt. Quý vị tham dự còn được may mắn những giải thưởng sổ xố đặc biệt như tiền mặt, phiếu đi chơi, phiếu ăn nhà hàng và những tặng phẩm giá trị khác. Một chương trình ca nhạc đặc sắc và một thực đơn ngon miệng của nhà hàng Seafood World.  Chúng tôi hy vọng cũng như mọi năm, Dạ Tiệc Giao Thừa Tết Quý Tỵ sẽ làm vui lòng quý vị tham dự.
Kính thưa quý vị, qua các cuộc tổ chức ngày Tết, Hội Chợ Xuân do anh em sinh viên tổ chức, diễn hành xe hoa ngày mùng một Tết, chương trình ca nhạc… Xuân năm Quý Tỵ sẽ là Xuân hân hoan, Xuân an bình, muôn lòng hợp nhất và tràn đầy hy vọng. Năm Quý Tỵ cũng là năm cộng đồng kiên trì tiếp tục tranh đấu cho Quê Mẹ được tự do, dân chủ và no ấm.
Ngày Xuân mới, vạn vật đổi mới, mong rằng lòng người cũng sẽ đổi mới, nhà nhà đổi mới và cộng đồng cũng sẽ đổi mới để mọi sự đều hanh thông, tốt đẹp và thiện hảo.
 

WESTMINSTER (NV) - Ðài phát thanh Little Saigon và đài truyền hình Hồn Việt vừa tổ chức dạ tiệc giao thừa hàng năm vào tối Chủ Nhật (nhằm 29 Tết) tại nhà hàng Seafood World, Westminster, với hơn 500 đồng hương tham dự.



Ông Vũ Quang Ninh, tổng giám đốc Little Saigon Radio, cầm cành mai vàng chuẩn bị chúc Tết đồng hương tại buổi dạ tiệc giao thừa 2012. (Hình: Khoa Vũ/Người Việt)
Ðây là sinh hoạt truyền thống hàng năm của hai cơ quan truyền thông này, và luôn được đông đảo đồng hương hưởng ứng.
Trong giờ phút giao thừa chuẩn bị bước sang năm con rồng (Nhâm Thìn), khi được phóng viên nhật báo Người Việt hỏi về những gì xảy ra năm qua, ông Vũ Quang Ninh, tổng giám đốc Little Saigon Radio chia sẻ: “Năm 2011 cực kỳ khó khăn, nhưng vẫn có nhiều sinh hoạt tích cực, đáng khích lệ.”
“Riêng năm 2012, tôi tin là cộng đồng Việt Nam, giới truyền thông Việt Nam sẽ 'bay bổng như rồng,'” ông Ninh nói thêm.
Về những hoạt động cộng đồng, vị cựu trung tá QLVNCH này nói: “Vấn đề đoàn kết tranh đấu của cộng đồng trong năm qua có nhiều cuộc biểu tình biểu dương sức tranh đấu của cộng đồng người Việt tị nạn, nhưng ngược lại cũng có những 'cuộc biểu tình phản biểu tình.' Chúng ta cần vận động, tập trung vào việc đầu phiếu cho các nhân vật đại diện, giới trẻ cộng đồng, vì đó là sức mạnh của cộng đồng ở hải ngoại và là sức mạnh hỗ trợ cho công cuộc tranh đấu trong nước.”
Ông Ninh nói thêm: “Chúng ta cũng cần lưu tâm nhiều hơn các sinh hoạt truyền thông nhằm phát huy tiếng Việt và xa hơn là văn hóa truyền thống Việt Nam. Cần tổ chức, vận đụng nhiều hơn những dịp lễ mang tính cách văn hóa trong cộng đồng.”
Chương trình dạ tiệc giao thừa còn bao gồm ẩm thực, một chương trình văn nghệ đặc sắc với các ca sĩ nổi tiếng trong cộng đồng và chúc Tết.
Chương trình được tường thuật trực tiếp trên đài truyền hình Hồn Việt TV.


  Chung Tử Ngọc, Thiếu Úy Đấu, Trung Tá Vinh, Thiếu Tá Lâm, Đoàn Mạnh, Nguyễn Quang Châu 11, Thiếu tá Nguyễn Phan Tựu, Trung Úy Hoàng Như Bá, Thiếu Úy Nguyển văn Thuận 11, Phạm Hòa 72, Lê Hoàng 11, Thiếu Tá Võ Tân Tiếng, Thiếu Úy Quách Tố Long 72
Hàng phía trước, Võ Tấn Y, Trầm Kim Thạnh Đại Úy Trần Trung Ginh, Trung Úy Lâm Ngọc Chiêu, Đại Úy Phùng Quang Thế, Hắc Long Lương Văn Lập, Đại Tá Ngô Thế Linh, Thiếu Úy Nguyễn Toàn, BK Tăng A Sáng, Thiếu Tá Trần Kim Khanh SCT

NT Trung Tá Vũ Quang Ninh và Đại Úy Nguyên Huy 
Sở Tâm Lý Chiến Nha Kỹ Thuật




















CÂU CHUYỆN THỜI SỰ 03/ 12/2012: 

TÌNH LIÊN ĐỚI XÃ HỘI




VŨ QUANG NINH

Hôm thứ Bảy ngày 1 tháng 12 năm 2012 vừa qua, đông đảo đồng hương đã hưởng ứng cuộc đi bộ gây quỹ giúp nạn nhân bão Sandy. Đoàn người nô nức cùng nhau bước đi vui vẻ quanh khu phố Bolsa. Đây không phải là lần đầu tiên cộng đồng tổ chức đi bộ, những bước chân nhân ái đã từng nhiều lần đặt trên công viên “một dặm vuông” cho bà con tỵ nạn bên các trại Đông Nam Á, cho nạn nhân bão lụt tại Quê Nhà. Hơn nữa cộng đồng chúng ta đã rộng lòng quảng đại giúp cho nạn nhân 11/9 thường gọi quen là nạn nhân 9/11, nạn nhân Sóng thần ở Nam Dương, động đất tại Nhật bản. Tình nghĩa đồng bào càng được tô đậm thêm với tình liên đới xã hội và tình người.

Cộng đồng chúng ta luôn chứng tỏ là một cộng đồng nhạy cảm trước đau khổ của người khác, trước số phận của những người kém may mắn, điền hình là mỗi khi có lời kêu gọi trên Little Saigon Radio, xin giúp đỡ hậu sự cho một đồng hương thiếu thốn không thân nhân thì chỉ sau 2 ngày kêu gọi, đồng hương đã giúp đỡ dư tiền trang trải cho vấn đề hậu sự. Nạn nhân bão lụt mới đây ở Quê Nhà đã nhận được trên 100 ngàn Mỹ kim chỉ trong vòng 10 ngày kêu gọi sự hỗ trợ trên Little Saigon Radio và Hồn Việt TV

Lần này trong “chiến dịch hỗ trợ nạn nhân bão Sandy”, Hội Đồng Liên Tôn và một số các hội đoàn uy tín trong cộng đồng đã cùng nhau phối hợp tổ chức các hình thức quyên góp. Trong khi đồng hương đi bộ dọc theo khu phố Bolsa thì các toán đoàn thể trẻ đã xuống đường đi vào các tiệm, các nhà hàng, các cơ sở dịch vụ, thương mại tại các phố chính khác trong khu Little Saigon để xin giúp đỡ. Trong cuộc đi bộ còn có một số các em thiếu nhi đi theo phụ huynh. Thanh thiếu niên cũng đã tích cực góp công góp sức vào chương trình giúp đỡ tha nhân, đó là một điều tốt rất đáng khích lệ. Thế hệ thứ hai, thứ ba trong cộng đồng đã theo gương phụ huynh… trong các lớp việt ngữ, các thanh thiếu niên trong cộng đồng đã được dạy dỗ “thương người như thể thương thân”. Chính gương mẫu của cha mẹ, của ông bà đã vun trồng thiện tâm nơi các thế hệ tương lai, để lớn lên các em biết xúc động trước đau khổ của người khác. Cộng đồng chúng ta đa số là những đồng hương thiện tâm và thiện chí – đã vượt lên trên một thiểu số tối thiểu hay quậy phá và phân hóa cộng động. Sinh hoạt trong cộng đồng suốt từ 1976 đến nay chúng tôi vẫn quý mến Cộng đồng này chính là vì những tấm lòng thiện hảo đông đảo trong Cộng đồng.

Kính thưa quý vị, cùng với Hội Đồng Liên Tôn và các hội đoàn trong ban tổ chức, chúng tôi thiết tha kêu gọi quý khán thính giả, quý đồng hương mỗi người một bàn tay, chúng ta cùng nhau giúp đỡ cho các nạn nhân Sandy để thể hiện sự thông cảm của tình yêu của nghĩa liên đới xã hội và nhất là cùng bày tỏ lòng biết ơn của chúng ta đối với dân chúng Hoa kỳ đã tiếp nhận chúng ta hòa nhập vào xã hội Hoa kỳ này.

Tất cả chúng ta, các tổ chức tôn giáo xã hội, ái hữu cũng như mọi thành phần, mọi tập thể trong cộng đồng xin hãy rộng lòng quảng đại hoặc chỉ cần mỗi người trong cộng đồng góp 1 Mỹ kim thì cộng đồng Nam California đã có một khoản tiền đáng kể cho nạn nhân Sandy. Đó cũng là vinh dự cho cộng đồng chúng ta. Xin cám ơn quý vị đã theo dõi đôi lời chân thành của Little Saigon Radio.





VŨ QUANG NINH
 
 Lể TƠn / Nha Kỹ Thuật với nhạc phẩm Chiến Sĩ Vô Danh 
NT Võ Đại Tôn, NT Vũ Quang Ninh, Nguyên Huy, Thiếu Tá Trần Văn Lâm, Thiếu Tá Lê Quang Tiềm, Thiếu Tá Nguyễn Phan Tựu 

Hiến Pháp
Câu Chuyện Thời Sự Của Little Saigon Radio 26/10/05
Hôm nay là kỷ niệm ngày công bố Tuyên Ngôn thành lập nền Cộng hòa của Quê Hương Việt Nam chúng ta, cách đây đúng một nửa thế kỷ, và cũng là đúng ngày bản Hiến Pháp Dân Chủ của Việt Nam được ban hành năm 1956. Trong Câu Chuyện Thời Sự chúng tôi xin trình bày một vài ý kiến tổng quát về Hiến Pháp của Việt Nam nói chung.
Hiến Pháp là một văn kiện nền tảng để xây dựng mô hình của một quốc gia. Hiến Pháp là căn bản của hệ thống luật pháp của một nước. Hiến Pháp ấn định những nguyên tắc chỉ đạo cho công cuộc điều hành quốc gia về chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế và điều hòa quyền lợi cũng như nghĩa vụ giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể và giữa các tập thể với nhau.
Hơn nữa, Hiến Pháp còn xác định căn tính cốt lõi của một dân tộc, một quốc gia. Ai nắm chủ quyền của quốc gia? Xác định rõ điều này trong Hiến Pháp sẽ ấn định vận mệnh và sinh hoạt của cả dân tộc và luôn cả lịch sử dân tộc.
Hôm qua, chính quyền Iraq công bố kết quả trưng cầu dân ý, hôm 15 tháng 10 về bản Dự Thảo Hiến Pháp. 78% dân chúng chấp thuận. Sở dĩ bản dự thảo Hiến Pháp được thông qua vì một số đông người theo hệ phái Sunni đã bỏ phiếu ủng hộ, sau khi một vài điều trong bản Dự Thảo Hiến Pháp được tu chính, chỉ trước ngày bầu cử có 3 ngày. Một trong những điều khoản đó là “Nhân dân Iraq là thành phần của dân tộc Ả Rập” đã được sửa đổi lại là “Nhân dân Iraq thuộc về thế giới Arập và Hồi Giáo”. Như vậy Hiến Pháp xác định rõ ràng nhân dân Iraq gốc lõi là Hồi giáo, và Iraq thuộc về khối Arập Hồi giáo, không phải Ả Rập Ấn Độ giáo, hay Ả Rập Thiên Chúa giáo.
Trong bản Hiến Pháp của Việt Nam Cộng Hòa năm 1956 ngay trong phần mở đầu đã xác định rõ:
Thứ nhất: Văn minh của dân tộc Việt Nam căn cứ trên nền tảng duy linh.
Thứ hai: Tin tưởng ở giá trị siêu việt của con người.
Thứ ba: Nguyện vọng của dân tộc là củng cố độc lập, bảo vệ tự do cho mỗi người và cho Dân tộc.
Thứ tư: Tiếp nhận các trào lưu tiến bộ để xây dựng một nền văn minh nhân bản, bảo vệ và phát triển con người toàn diện, hầu hoàn thành sứ mạng trước Đấng Tạo Hóa và trước nhân loại.
Nối tiếp với 4 nguyên tắc nền tảng vừa nêu, ngay trong Thiên Thứ nhất về các điều khoản căn bản: Diều một: Việt Nam là một nước Cộng Hòa, Độc-Lập, Thống-nhất, lãnh-thổ bất khả phân. Và điều hai: Chủ quyền thuộc về toàn dân.
Trong khi đó Hiến Pháp của Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ở điều 4 nói thẳng ra rằng: “Đảng Cộng sản Việt Nam đội tiền phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành của quyền lợi giai cấp công nhân, nhân dân lao động, và của cả dân tộc theo chủ nghĩa Mác-Lê và tư tưởng Hồ Chí Minh là lực lượng lãnh đạo Nhà Nước và xã hội”.
Như vậy, Đảng Cộng sản là thượng tôn, trên cả Dân tộc, trên cả Hiếp Pháp và từ chối cả sự liên tục của truyền thống Dân tộc Việt Nam chúng ta. Đảng Cộng sản đã đúc khuôn quốc gia và dân tộc Việt trường tồn vào một ý thức hệ giai đoạn và nhất thời. Bây giờ thì cái chủ nghĩa đó đã chết và đã phủ lấp trên nó hàng triệu triệu bộ xương người. Đảng Cộng sản đã thực hiện trên Quê Hương Việt Nam một chế độ quốc giáo Mác Lê, không khác gì chế độ Taliban. Giang sơn Việt Nam gấm vóc trở thành “một phòng thí nghiệm lớn” và dân tộc Việt Nam hiền hòa trở thành những vật hy sinh để Đảng Cộng sản thực tập áp dụng chủ nghĩa và xã hội Cộng sản suốt từ Xô Viết Nghệ An đến tiêu thổ kháng chiến, đến cải cách ruộng đất, sửa sai, hợp tác hóa công nông nghiệp, công xã. Mỗi lần quá độ là những đợt thanh toán đẫm máu. Mỗi lần Đại hội Đảng là hàng ngàn người dân vô tội về với Mác Lê. Cộng sản lại xử dụng lừa dối và bạo lực để thống nhất Đất Nước, đặt toàn dân dưới ách độc tài đảng trị.
Đảng Cộng sản không phải là người Việt Nam và cũng chẳng xứng đáng là người vì họ coi con người chỉ là con vật sản xuất, là một vật thể vô nhân tính. “Hiến Pháp của Cộng sản Hà Nội không có con người” vì họ không công nhận quyền tư hữu. Con người sinh ra phải có quyền tư hữu, trước hết là quyền trên chính sự sống và đời sống của mình, và những quyền tư hữu thiêng liêng cũng như vật chất. Quyền tư hữu thiêng liêng nằm trong nội tại con người là tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng, tự do phát biểu. Còn tư hữu vật chất là mình phải làm chủ những gì mình làm ra, mình có, và tất cả những gì thuộc về mình. Nhà Nước phải tạo điều kiện để con người được làm chủ đất đai ruộng vườn, hầu sinh tồn. Hiếp Pháp Cộng sản bãi bỏ quyền tư hữu, mọi đất đai thuộc về Nhà Nước, mọi phương tiện sản xuất thuộc về toàn dân mà do Nhà Nước quản lý.
Trong khi đó Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa năm 1956, công nhận và bảo vệ các quyền căn bản của con người, các quyền bẩm sinh bất khả xâm phạm, có tính cách phổ quát, có giá trị cho tất cả mọi người ở mọi nơi và mọi thời đại. Đồng thời chính quyền có trách nhiệm phải tạo điều kiện để phát huy con người về mọi phương diện.
Nhân kỷ niệm ngày công bố bản Hiến Pháp của Việt Nam Cộng Hòa cách đây 49 năm, chúng tôi trình bày một vài ý kiến so sánh giữa Hiến Pháp của Việt Nam Cộng Hòa và Hiến Pháp của Cộng sản Hà Nội để quý vị có một ý niệm tổng quát. Hiến Pháp 1956 của Việt Nam Cộng Hòa chưa phải là hoàn hảo nhưng ít nhất cũng là một văn kiện tiến bộ không thua gì các bản Hiến Pháp của các quốc gia văn minh Tây Phương. Hy vọng bản Hiến Pháp năm 1956 có thể là căn bản cho Hiến Pháp tương lai của Quê Hương Việt Nam chúng ta-hậu Cộng sản-với những tu chính cho hợp với thời đại chúng ta.
Vũ Quang Ninh
 
 

 Đại Hội 8 NKT / Nam California 2010
Đại Úy Mai Bá Trác, Thiếu Tá Đòan Kim Tuấn, Thiếu Tá Nguyễn Hải Triều, 
Đại Tá Liêu Quang Nghĩa, Trung Tá Vũ Quang Ninh
 Little Saigon quyên tiền cứu trợ
Người quyên tiền tới Little Saigon Radio
Người quyên tiền tới Little Saigon Radio
Little Saigon Radio và Viet Tide đang quyên được hàng trăm ngàn đôla từ cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ.
Ông Vũ Quang Ninh, Chủ nhiệm Little Saigon Radio cho BBC biết sáng kiến quyên tiền được khởi đầu từ trưa hôm 29/12 và cho tới nay đã quyên được hơn 350 ngàn đôla.
Ông nói rằng ''những người đến đóng góp đa dạng, từ người già đến những người khuyết tật''.
 Chúng tôi làm việc này để mọi người ý thức được sự liên đới giữa con người với nhau
Vũ Quang Ninh, Little Saigon Radio
Ông nói thêm rằng ''chúng tôi làm điều này để mọi người ý thức được sự liên đới giữa con người với con người''.
''Các cá nhân và đại diện các cơ sở kinh doanh cũng đến trụ sở Little Saigon Radio để đóng góp''.
Anh Đinh Quang Anh Thái là phát thanh viên của Little Saigon Radio cho biết rất ấn tượng về cảnh những người hảo tâm đội mưa đến đài quyên góp vào một buổi sáng cuối năm, hay cảnh bãi xe không còn chỗ cho người đến xếp hàng góp tiền cho các vùng bị nạn. 

Bạo Hành Đối Với Trẻ Em

Câu Chuyện Thời Sự Của Little Saigon Radio 28-30/11/05

Nói chung toàn cầu:

Hôm 24/11/05, Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) đã công bố một bản báo cáo về tình trạng trẻ em trên thế giới. Bức tranh toàn cầu về trẻ em đáng lẽ phải rực rỡ màu sắc tươi sáng, nhưng lại đậm xám đen. Theo bản báo cáo, 115 triệu trẻ em không được cắp sách đến trường vì nghèo đói vì bị bắt buộc phải làm việc, vì bị kỳ thị, vì bệnh tật vì chiến tranh. 55 quốc gia trên địa cầu đã không tôn trọng tiêu chuẩn về bình đẳng giới tính. Trẻ em nữ đã bị bỏ rơi, đã không được chăm sóc và học hành như trẻ em trai.

Bản báo cáo còn nêu lên 2 tệ trạng mà cơ quan Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc không thể giải quyết được. Thứ nhất là các em gái nhỏ bị cắt mất một bộ phận trong cơ quan sinh dục. Mỗi năm tại Phi Châu và vùng Trung đông trung bình 3 triệu bé gái là nạn nhân. Tại 28 quốc gia trong 2 khu vực vừa nêu, khoảng 130 triệu thiếu nữ và phụ nữ đã bị ảnh hưởng của tệ trạng này. Dân chúng đa số là nông dân vẫn duy trì tập tục cắt bỏ phần quan trọng của nữ tính. Việc cắt bỏ này không những gây đau đớn còn kéo dài tác hại suốt đời cho trẻ em vì bị nhiễm trùng, tiệt sản, tử vong và nhất là ảnh hưởng tâm lý. Tệ nạn thứ hai cũng lan tràn ở Phi Châu và một vài quốc gia vùng Trung Đông đó là trẻ vị thành niên có khi mới 12, 13 tuổi đã bị nhét súng vào tay và được dạy cách giết người cướp của, và nhồi sọ lý tưởng tự sát cho “Thánh chiến”.

Nói chung, đa số trẻ em ở các quốc gia còn đang phát triển đã bị đánh đập, vùi dập, bị bỏ rơi, bị hãm hiếp, xúc phạm thân thể, bị bắt làm việc nặng nhọc. Ngoài những hành hạ về thể xác các em còn bị ức chế về tâm lý, nhất là gương xấu của các bậc phụ huynh và anh chị trong gia đình.

Ngày 24/11/05 vừa qua, tổ chức Y Tế Thế Giới đã phổ biến một bản báo cáo về các bạo hành trong gia đình. Theo đó, toàn cầu cứ 1 trong 6 phụ nữ chịu cảnh bạo hành trong chính nhà của mình. Chính những cảnh bạo hành giữa cha mẹ và cả những lời cãi cọ thô bỉ, những mắng chửi trong gia đình đã ảnh hưởng sâu đậm vào tâm trí non nớt của trẻ em và tác hại lâu dài trong cuộc đời các em.

Tại Việt Nam:

Trở về Việt Nam Quê Hương của chúng ta, nói chung, thói quen coi thường trẻ em, bắt ép các con phải theo ý Cha Mẹ và tật đánh mắng trẻ con được mọi người coi là đương nhiên vì có “thương mới cho roi cho vọt”.

Theo nghiên cứu của cơ quan Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc, tại Việt Nam:

17 triệu trẻ em nghĩa là 52% tổng số trẻ em toàn quốc không có nước sạch để uống.
20 triệu em tức 57% tổng số trẻ em không được chăm sóc về phương diện vệ sinh và y tế, nhất là các em ở các vùng nông thôn và thuộc thành phần dân tộc thiểu số.
Trên 500,000 trẻ em không được đi học.
10 triệu trẻ sống cơ cực trong số này 77% là trẻ em thiểu số.
16,000 trẻ đi hoang.
23,000 phải làm việc như người lớn
8,500 em nhiễm HIV.
Trên thực tế, các con số thống kê chắc chắn nhiều hơn. Theo một bản nghiên cứu khác cũng của cơ quan Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc thực hiện trong năm 2003 với 2,800 em tại 3 tỉnh An Giang, Lào Cay và Hà Nội, thì hình thức các em bị lợi dụng phổ biến nhất là bị bố mẹ, ông bà, anh chị đánh đập la hét chửi mắng và chứng kiến những vụ bạo hành dưới mái nhà các em sinh sống. Ngày 03/06/05, tổ chức Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc phối hợp với Ủy Ban phụ trách về “dân số, gia đình và trẻ em” của Nhà Nước Xã Hội Chủ Nghĩa đã chọn 26 em trai, 20 em gái tuổi từ 11 đến 18 từ Hà Nội, Sài Gòn, Huế, Quảng Ngãi, Ninh Bình, Quảng Ninh để tham dự một hội nghị đặc biệt. Các em được phỏng vấn, đa số các em cho biết là các em đã bị đánh đập vì người cha say rượu, hoặc khi các em không đưa đủ tiền kiếm được hằng ngày. Khi các em lỗi lầm vô ý dù nhỏ nhặt cũng bị ăn đòn và la mắng. Ở nhà cũng như ở trường, các em luôn là mấu cớ để trút các cơn giận dữ lên đầu. Các em còn bị chính người thân của các em lạm dụng tình dục, nhất là các em sống với dượng ghẻ hoặc nương nhờ họ hàng, đôi khi chính cha ruột. Ngày 03/06/05 tại Móng Cáy thuộc tỉnh Quảng Ninh, cơ quan hữu trách địa phương tổ chức chiến dịch phòng chống tệ nạn buôn bán trẻ vị thành niên qua Trung Hoa. Không chỉ qua biên giới phía Bắc, các em còn bị bán sang Cam Bốt cho các ổ mãi dâm. Phóng sự của tờ Tuổi Trẻ ngày 22/11/05, đã diễn tả cảnh chợ người gần như công khai ở Sài Gòn. Đa số là các em gái nhỏ ở các vùng quê nghèo lên Sài Gòn tìm kế sinh nhai. Theo nhà cầm quyền Cam Bốt hiện có trên 5,000 phụ nữ và thiếu nữ Việt làm nghề buôn phấn bán son ở xứ Chùa Tháp, và mỗi năm trung bình tiếp tục thêm 200 em. Ngay tại Sài Gòn và các đô thị ở Việt Nam nạn con nít mãi dâm không phải là ít, để cung phụng cho các tay chơi từ Đài Loan, Hồng Kông, Bắc Âu và cả người Việt hải ngoại. Xã hội Việt Nam của chúng ta ngày nay như thế đó.

Nhà Nước Hà Nội có trách nhiệm phải tạo cơ hội và điều kiện cho các trẻ em được bảo vệ an toàn khỏi mọi bạo hành, các em phải được đi học và được chăm sóc vệ sinh và y tế.

Nhà Nước Việt Nam đã ký kết vào Quy Ước về “Quyền trẻ em” của Liên Hiệp Quốc năm 1989. Vì thế trách nhiệm bị ràng buộc với công pháp Quốc Tế. Tương lai của thế hệ Việt Nam do Nhà Nước phải chịu trách nhiệm. Không chỉ bảo vệ và chăm sóc, những người cầm quyền ỏ Việt Nam không được nhồi sọ những mớ lý thuyết Mác Lê lỗi thời, không tưởng vào tâm trí non nớt của các em.

Trước thảm cảnh của ấu thiếu niên Việt Nam tại Quê Nhà một câu hỏi được nêu lên là Cộng đồng chúng ta làm được gì cho các em thơ dại. Cộng đồng chúng ta làm được gì cho tương lai cả dân tộc. (Viết theo tài liệu của UNICEF)

Tại Nam California:

Nói chung, nước Mỹ là thiên đàng của trẻ thơ. Đa số các em được chăm sóc tương đối đầy đủ và được chiều chuộng. Tuy nhiên cũng còn một số tệ hại chúng tôi xin được trình bày thẳng thắn. Trước hết là nạn đánh mắng trẻ em vẫn còn tồn tại trong một số gia đình. Có những bậc Cha Mẹ vẫn theo thói quen như ở Việt Nam đánh con thâm tím cả người. Khi đến trường, Thầy Cô thấy những vết thương và truy tố, Cha Mẹ đã phải lãnh án và các con không còn được ở với Cha Mẹ nữa. Tùy vi phạm nặng nhẹ, thí dụ đánh con nhiều lần, Cha Mẹ có thể bị giam tù, có thể bắt buộc phải theo học các khóa về tâm lý và phương cách dạy con, cũng có thể phải đi làm các dịch vụ công cộng. Một tệ nạn gây khủng hoảng tâm lý hoặc tạo cho các em chán nản không muốn sống trong gia đình và bỏ đi hoang, sa vào băng đảng. Đó là cảnh Cha Mẹ xung khắc cãi nhau to tiếng, có khi đánh nhau trước mặt các con. Có nhiều Cha Mẹ không cầm roi vọt nhưng quất vào trí não non nớt của trẻ em bằng những lời mắng nhiếc, những lời nói thô bỉ. Chúng tôi cũng đã được chứng kiến những em nhỏ 8, 9, 10 tuổi đi học về phụ giúp Cha Mẹ gắn hàng điện tử, cắt chỉ, xếp quần áo, dán nhãn hiệu. Các em bỏ cả học bài, làm bài vì được Cha Mẹ cho tiền.

Nhiều Cha Mẹ không để ý đến con cái để các em tự do chơi games, phần lớn các games là bạo lực. Lâu ngày những hình ảnh súng đạn, đánh đấm in vào tâm trí các em, có khi ảnh hưởng suốt đời. Một vấn nạn khác xảy đến ở nhiều gia đình Việt trong Cộng đồng. Cha Mẹ không thạo tiếng Anh, xa cách giữa hai thế hệ càng ngày càng lớn theo tuổi các em, nhất là khi Cha Mẹ lại lăn vào cuộc mưu sinh để phó thác mặc các con cho Nhà Trường. Không thông cảm được với Cha Mẹ, các em tìm chia sẻ vui buồn với các bạn, bạn tốt thì ít, bạn xấu thì nhiều, từ đó các em đi vào con đường của ma túy và băng đảng. Theo giáo sư Tony Đoàn, chuyên viên giáo dục của thành phố Westminster, tại Hạt Cam Miền Nam California cò từ 15 đến 20 băng có những tên rất kỳ quái, dịch ra tiếng Việt không đúng lắm, thí dụ: Little Saigon Hoodlums có thể gọi là băng du côn Little Saigon, băng Tiny Rascal Gang, băng Lady Rascal Gang, có thể gọi là Băng gái quậy, Cheap Boys, Innocent Blood Killers, Play Boy, nào là Nip Troops, Nip in Public, Orange County Boys, Asian Family, Dragon Family...Cũng theo ông Tony Đoàn, các băng đảng Việt Nam có tổ chức, mưu mẹo và nguy hiểm. Nhiều băng đảng có võ trang, họ có thể “ăn hàng” xuyên bang. Nhóm này nghiên cứu địa hình, nhóm khác đến làm ăn. Các em đi theo băng đảng do gia đình, nghèo khổ, lười biếng không theo học nổi, nổi máu anh hùng thích làm những “tay anh chị” các em không biết đến tương lai. Thường băng đảng có một người chỉ huy trong bóng tối. Các em bị dụ dỗ nghiện ngập ma túy cần sa và từ đó làm nô lệ cho những người đầu não để thoả mãn đòi hỏi của cơn nghiền. Tương đối trong những năm gần đây băng đảng đã bớt hoạt động nhưng không phải là không còn.

Trong Cộng đồng của chúng ta, thành công của giới trẻ đã làm vinh danh cho người Việt, nhưng cũng có những vấn đề làm cho chúng ta phải ưu tư. Các em sa vào những lỗi lầm cũng một phần do thiếu sót của các bậc phụ huynh, của người lớn. Các em là những phần tử đáng thương. Rất tiếc là Cộng đồng của chúng ta ít người thiết tha đến vấn đề các em thiếu nhi phạm pháp. Cũng có một số tổ chức tôn giáo một tuần đến thăm các trại giáo huấn, nhưng chưa có một tổ chức hữu hiệu nào để phòng ngừa căn bệnh trước khi quá trễ.

Chúng tôi chỉ nêu lên vấn đề và hy vọng được các nhà giáo dục và các tổ chức giới trẻ trong Cộng đồng lưu ý và tìm ra những giải pháp để giúp cho các thiếu ấu niên trong Cộng đồng phát triển đồng đều và tốt đẹp.

Vũ Quang Ninh

 

Hội Ái Hữu Quân Trường Đồng Đế Nha Trang Đại Hội lần thứ 14

(VienDongDaily.Com - 18/08/2011)
Thanh Phong/Viễn Đông
Đại hội Thường Niên trường Hạ Sĩ Quan QL/VNCH làm lễ truy điệu cố Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn –
ảnh: Thanh Phong/Viễn Đông

GARDEN GROVE - Khoảng 200 cựu sĩ quan, hạ sĩ quan Quân Lực VNCH xuất thân từ trường Hạ Sĩ Quan QL/VNCH (quân trường Đồng Đế Nha Trang) và một số thân hữu đã đến tham dự buổi hội ngộ thường niên lần thứ 14 tại Diamond Seafood Restaurant, thành phố Garden Grove.

Buổi hội ngộ diễn ra vào lúc 7 giờ 45 tối Chủ Nhật 14-8-2011 với lễ chào quốc kỳ VNCH và Hoa Kỳ, và nghi thức tưởng niệm cố Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn bị Cộng sản đem ra xử bắn tại sân vận động Cần Thơ vào đúng trưa ngày 14-8-1975. Chiến hữu Phạm Hòa, trưởng ban tổ chức giới thiệu thành phần tham dự buổi hội ngộ. Ngoài các cựu sĩ quan, hạ sĩ quan xuất thân từ các khóa 2, khóa 4 Mùa Hè Đỏ Lửa đến khóa 6, khóa 7, v.v., nói chung, trường Hạ Sĩ Quan Nha Trang đã đào tạo trên 100.000 HSQ, 12.000 SQ Trừ Bị và 2.000 SQ Hiện Dịch, trong đó có những sĩ quan Không Quân, Hải Quân cũng đã được huấn luyện quân sự tại đây, và hiện nay một số vị từng xuất thân từ trường Hạ Sĩ Quan đang sinh hoạt cộng đồng và có mặt với anh em như cựu Trung Tá Vũ Quang Ninh, Giám Đốc Little Sàigòn Radio và ban tổ chức lễ tưởng niệm cố Tổng Thống VNCH Ngô Đình Diệm, Ban Đại Diện Hội Ái Hữu Bà Rịa – Phước Tuy, một số y, dược sĩ cũng xuất thân từ trường HSQ, Hội Ái Hữu Biệt Động Quân, Hội Không Quân, các phi công Phi Đoàn 219, 213, một số SQ Hải Quân Khóa Lưu Đày, các cơ quan truyền thông, và đặc biệt có sự tham dự của bà quả phụ cố Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, con trai cả của cố Đại Tá là Hồ Ngọc Nguyên cùng vợ và hai con cùng một số cựu sĩ quan cấp Tá từng xuất thân khóa 2 Đồng Đế, là khóa kỳ cựu nhất trong đó có cố Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn.


Cựu Trung Tá Vũ Quang Ninh, Tổng Giám Đốc Little Sàigòn Radio, phát biểu trong đại hội –
ảnh: Thanh Phong/Viễn Đông

Sau phần giới thiệu, ban hợp ca đồng ca hai nhạc phẩm “Trường HSQ Hành Khúc” và “Đáp Lời Sông Núi”.

Chiến hữu Phạm Hòa, hội trưởng, giới thiệu cựu Thiếu Tá Hồ Đắc Huân (Khóa 2) lên phát biểu. Cựu Thiếu Tá Hồ Đắc Huân đã từng phục vụ trong ngành Quân Huấn, QL/VNCH nên ông có dịp trình bày khá đầy đủ về trường Hạ Sĩ Quan (Đồng Đế-Nha Trang). Sau đó, trưởng ban tổ chức mời cựu Trung Tá Vũ Quang Ninh, Giám Đốc Đài Little Sàigòn Radio lên phát biểu. Ông Vũ Quang Ninh nói: “Tôi chỉ xin phép phát biểu rất ngắn gọn như thế này, trong tất cả các quân lực trên thế giới, người hạ sĩ quan là quan trọng nhất. Quý vị thấy quân lực Hoa Kỳ, trong tất cả các chiến trường, người hướng dẫn binh sĩ chiến đấu là hạ sĩ quan. Khi xưa Tổng Thống Ngô Đình Diệm đi thăm trường Đồng Đế, ông thấy tất cả các hạ sĩ quan là những người giỏi chiến đấu, có kinh nghiệm chiến trường nên ông chỉ thị tất cả hạ sĩ quan ưu tú được lên hàng sĩ quan sau khi học tại trường Hạ Sĩ Quan. Chúng ta thấy các sĩ quan mới ra trường từ Võ Bị Quốc Gia hay Bộ Binh Thủ Đức đều chưa có kinh nghiệm chiến đấu, thì tất cả các hạ sĩ quan của chúng ta trong quân lực đã giúp các sĩ quan đó để đi vào chiến trường. Chúng tôi rất hoan nghênh trường Đồng Đế và xin quý vị cùng chúng tôi hãy vỗ tay hoan nghênh trường Đồng Đế”.

Trả lời câu hỏi của phóng viên Viễn Đông, bà quả phụ cố Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn cho biết, ngày hôm qua, gia đình đã làm lễ giỗ cho cố Đại Tá, và bà cũng được biết, cựu Thiếu Tá Nguyễn Thiện Truyền và một số anh em dưới này cũng đã làm lễ tưởng niệm cho cố Đại Tá tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt-Mỹ. Bà nói: “Tôi rất xúc động khi được biết các anh em Thiếu Sinh Quân và các chiến hữu đã tổ chức lễ giỗ cho nhà tôi, tôi rất biết ơn”. Bà cũng nói bà rất hãnh diện có người chồng như cố Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn và bà nguyện suốt đời thờ chồng nuôi con.

Con trai của cố Đại Tá, anh Hồ Ngọc Nguyên, nói với Viễn Đông: “Cháu rất hãnh diện có một người cha là Đại tá Hồ Ngọc Cẩn, đã chiến đấu đến giọt máu cuối cùng và không khuất phục trước bạo quyền cộng sản”.

Sau những lời phát biểu, mọi người được mời dự tiệc thân mật và thưởng thức chương trình văn nghệ do một số ca sĩ chuyên nghiệp đến giúp vui cũng như tiếng hát của những người lính xuất thân từ trường HSQ, cùng với Ban Nhạc KBC. 4311 cũng là ban nhạc Khu Bưu Chính của quân trường ngày nào. 


 Trung Tá Vũ Quang Ninh / Lể Truy Điệu Anh Linh Tử Sĩ Nha Kỹ Thuật / Westminster, California 2005


Mặt trận Gươm Thiêng Ái Quốc
và đảo Thiên đàng. 












 Drive them crazy with Psywar - William Colby
  ( Lâm Lễ Trinh dịch)

(Mặt trận Gươm Thiêng Ái Quốc
và ÐảoThiên Ðàng )
Cuối năm 1962, William Colby, trưởng lưới CIA tại Sàigòn, về Hoa Thịnh Ðốn phụ trách Nha Giám Ðốc Kế hoạch CIA Vùng Ðông Á. Tổng thống Kennedy ra lệnh một mặt, điều nghiên lại các họat động bí mật thất bại của cơ quan này ở Bắc Việt và mặt khác, "gấp tạo bất ổn trên đất địch như địch đang làm ở Miền Nam".

Nhận thức CSVN - cũng như các nước xã hội chủ nghĩa khác - nơm nớp lo sợ nội loạn, gián điệp và phá họai, Colby chủ trương cần "làm họ điên đầu bằng cách leo thang tâm lý chiến,".

Thời Chiến tranh lạnh, tâm lý chiến gồm có lãnh vực tuyên truyền (radio, truyền đơn, truyền hình, báo chí...) và những kỹ thuật khác thuộc khoa tâm lý (dựng ra những mặt trân hay tổ chức đối kháng giả tạo...). Colby chọn Herb Weisshart, từng phụ tá cho ông ở Sàigòn và làm việc trước đây trong vùng Ðông Bắc Á châu, thay mặt CIA trong chiến dịch nàỵ Chủ đích của tân chiến dịch là gì? "Buộc Bắc Việt xoay về bảo vệ hậu cần hơn là dồn nổ lực viễn chinh ở Miền Nam. You couldn’t expect much more, Không còn muốn gì hơn!", Herb Weisshart xác nhận như thế.

Năm 1963, theo chương trình chuyển tiếp Switchback, Ngũ Giác Ðài thay CIA phụ trách chiến tranh bí mật chống Hà Nội vì "Quân đội có tiền, nhân lực và khí cụ." Herb Weisshart và một số nhân viên CIA được biệt phái về Phái bộ Quân sự HK tại VN, Military Assistance Command Vietnam, hay MACV, để xúc tiến kế họach OP 39 tại cơ quan Nghiên cứu và Thám sát SOG, Studies & Observation Group, do Ðại tá Clyde Russell. chỉ huỵ cho đến ngày chấm dứt vào tháng 11.1968, dưới thời Tổng thống Lyndon Johnson, kế hoạch OP 39., (còn được mệnh danh, Chương trình dương đông kích tây, Diversionary Program) đã thực hiện một số công tác khá độc đáo về chiến tranh tâm lý chống Bắc Việt.

Căn cứ vào hồ sơ vừa giải mật của Ngũ Giác Ðài, quyển sách "The Secret War Against Hànội" của Richard H. Shultz, Jr., giáo sư chính trị học tại Fletcher School of Law and Diplomacy, đã phân tích khá tinh vi những công tác ấỵ Mặt trận Gươm Thiêng Ái Quốc, Sacred Sword of the Patriots League.

Một trong những mục tiêu phức tạp nhất của kế hoạch OP 38 là thử cấy trong tâm trí người dân Miền Bắc ý niệm một tổ chức chống cộng, Về tình báo, tổ chức này cần dựa vào một sự tích khả tin. Weisshart đã phỏng vấn nhiều người Việt và nhờ họ, được biết chuyện "kiếm thần" của vua Lê Lợi.

Năm 1406, vua Minh xua quân Tàu xâm chiếm và đô hộ VN một cách dã man khiến Lê Lợi, một chủ trại giàu có, khởi nghĩa tại Thanh Hóa. Lê Lợi nhờ có những sáng kiến tuyệt vời về chính trị, tâm lý lẫn quân sự để tạo chính nghĩa và thu hút sự ủng hộ của toàn dân. Sử chép rằng ngài dùng một bút nhọn thấm mỡ súc vật viết "Lê Lợi là vì vua" trên các lá cây trong rừng. Khi kiến ăn hết mỡ, câu này lộ ra, dân chúng cho rằng đây là điềm Trời. Họ tung hô Lê Lợi và ào ạt tham gia kháng chiến.

Vì thế địch quá mạnh, Lê Lợi phải rút vào vùng núi Hà Tịnh để đánh du kích. Năm 1428, quân Minh đại bại, rút lui, Lê Lợi xưng vương với danh hiệu Lê Thái Tổ và thành lập triều đại nhà Lê, trị vì VN hơn ba thế kỷ. Ngoài công trình dựng nước hiễn hách, vua Lê Lợi còn là đầu đề của một huyền thoại khác. Tục truyền rằng một ngày nọ Ngài du thuyền trên Hổ Lục Thuỷ giữa đế đô Hànội, bổng có kim quy nổi lên mặt nước, vua liền phóng kiếm, kim quy lặn mất mang theo thanh kiếm.. Theo dân chúng truyền tụng, Lê Lợi đã nhận thần kiếm để dẹp giặc và thống nhất sơn hà, nay sứ mạng hoàn tất, kiếm phải trả lại Thượng Ðế.

Ðể tưởng nhớ câu chuyện vừa nói, Hồ Lục Thủy được đổi tên thành Hồ Hoàn kiếm, The Lake of the Returned Sword. Dân Việt, già trẻ, đều thuộc nằm lòng sự tích, họ hãnh diện về Lê Lợi, người anh hùng quốc gia điển hình, xuất thân từ cái nôi cách mạng Hà Tịnh, đã dùng du kích đuổi kẻ thù nghìn kiếp Trung hoa ra khỏi xứ.

Ðảng CS cũng kính nể nhưng xếp Lê Lợi sau "Bác" Hồ!

SOG chọn cốt chuyện Lê Lợi để đặt tên cho Mặt trận Gươm Thiêng Ái quốc, MTGTAQ, (The Sacred Sword Patriots League, gọi tắt SSPL) vì nghĩ rằng kỷ niệm của vị minh chúa nhà Lê có đủ hấp lực để phát động moat phong trào bí mật chống cộng sản vong quốc và thu hút quần chúng Bắc Việt vẫn câm thù vụ cải cách ruộng đất đẫm máu từ 1953 đến 1956, theo lệnh của Bắc Kinh.

SOG sắp xếp lớp lang chi tiết để tạo tính cách khả tin cho tổ chức giả tưởng vừa nói: "Trong phiên Ðại hội vào tháng chạp 1961, Mặt Trận đồng thanh bầu Lê Hưng Quốc - nhân vật ma -làm Chủ tịch; Mặt trận ra Tuyên ngôn chống sự can thiệp của tất cả ngoại bang vào nội tình VN và yêu cầu mọi lực lưọng võ trang, cố vấn và ảnh hưởng của các nước ngoài phải rút khỏi hai Miền Nam, Bắc; đặc biệt, Tuyên ngôn đả kích nhóm lãnh đạo Hànội làm tay sai cho Trung cộng, tái diễn trò nô lệ của thời xưa và đẩy đất nước vào thế nạn nhân trong cuộc tranh chấp Mỹ- Hoa.

Kết thúc MTGT kêu gọi Hànội thay đổi gấp chính sách" Về mặt tuyên truyền, MTGT rêu rao không ngừng phát triển mạnh trong lãnh vực chính trị lẫn quân sự, đã cho thành lập nhiều tổ ở khắp nơi và năm 1965, có 10,000 đảng viên, trong đó 1,600 được võ trang. Chứng minh thư có đóng dấu triện "MTGTAQ Xứ Ủy Nam Bộ", do Uûy viên Thường vụ Lê Hùng Cường ký tên, được phát cho một số "cán bộ quân sự nồng cốt... sinh họat với các Tổ Tỉnh trên toàn xứ".

Tiến thêm một bước, vào tháng tư 1965, Ðài Tiếng nóí của Mặt Trận, Voice of the Secret Sword of the Patriots League,VOSSPL, tự xưng đặt trên vùng núi Hà Tịnh, phát thanh thường xuyên về phiá Bắc Việt. SOG thuê moat số phi công gốc Ðài loan (từng côïng tác với CIA trong thập niên 50) dùng phi cơ không mang dấu hiệu rải truyền đơn ban đêm trên vĩ tuyến 17. Truyền đơn tung tin có khu giải phóng "dưới vĩ tuyến 19". Ðể bên kia chiến tuyến tin MTGTAQ là một thực thể, kế hoạch OP 39 tổ chức quy mô - như trong phim giả tưởng Hollywood - một vùng tự do, liberated zone. Thiên Ðàng đảo, Paradise Island. Làm thế nào cơ quan SOG có thể lập một khu giải phóng cho MTGT khi Hoa Thịnh Ðốn từ chối cho phép giữa năm 1963 kế hoạch OPLAN 34A gài du kích vào Bắc Việt? OP 39 giải quyết trở ngại bằng cách chọn dưới vĩ tuyến 17, ngoài khơi Ðà nẳng, Cù lao Chàm (được Mỹ đặt tên Paradise Island) và xây cất tại đây những làng giống hệt ngoài Bắc để cài giáo số ngư phủ gốc Bắc bị các thuyền mang cờ MTGT bắt được trong lãnh hải Bắc Việt kể từ tháng 5.1964.

Những thuyền này cất dấu tại Ðànẳng, làm bằng cây để tránh bị radar địch phát hiện và được điều động bởi nhóm thủy thủ Việt hoá trang. Khi sa vào lưới của SOG, các ngư phủ bị bịt mắt và đưa về đảo. Họ ở đây ba tuần, tiếp xúc với dân làng toàn nói giọng Bắc (để họ có cảm tưởng sống trong một vùng giải phóng ở BV), được cho ăn uống no đủ, săn sóc sức khoẻ chu đáo và, đồng thời, được cung cấp tin tức về tình trạng tham nhũng, hủ hoá và bè phái trong giới lãnh đạo CS.

Trước ngày bị bịt mắt lại để đưa trở về nguyên quán cũng bằng đường biển, mỗi ngư phủ nhận được một ra dô pin, đã gài sẵn băng tầng Ðài Tiếng Nói MTGT, và vài món quà thực dụng như xà phòng, quần aó v.v... Họ được chỉ dẫn cách liên lạc bí mật với những tổ bạn hoạt động tại địa phương.

Năm 1966, có 353 dân BV được "huấn luyện" tại Thiên Ðàng đảo. Từ 1964 cho đến 1968, tổng số lên đến 1.003. Ðể Hànội đừng khám phá ra mặt thật của kế hoạch, OP 39 áp dụng một số phương pháp khác, với sự đồng ý của Hoa Thịnh Ðốn. Thí dụ: Một Toà án MTGT tuyên xử tử hình, vì tội phản quốc, các người bị bắt trong những trận đụng độ giữa thuyền bè Bắc Việt và Mặt trận nhưng sau đó, họ được Măt trận ân xá và cho học tập. Trước ngày hồi hương, họ tuyên thệ trung thành với MT. Một số nhận làm gián điệp và đưa tin. Nếu họ quyết định đào ngũ và rời vĩnh viễn BV thì họ được định cư trong Nam.

Hoa Thịnh Ðốn, mặt khác, bác bỏ một số dề nghị "quá khích" của OP 39 như dùng Ðài phát thanh của MTGT cổ võ nổi lọan ở BV và ám sát vài lãnh tụ CS. Ðầu năm 1968, Bộ Tư lệnh MACV đưa ý kiến MTGT nên chuyển qua giai đọan tổ chức đánh phá thật sự CS trên phần đất của họ, Toà Bạch ốc cũng không chịu vì bốn lý do: hoạt động bí mật phải phản ảnh chính sách công khai; không thể để tình thế vuột khỏi tầm tay kiểm soát; bị khiêu khích, Hànội sẽ tăng cường mức độ xâm lăng Miền Nam; và Trung cộng không ngồi yên trước cảnh đàn em BV tan rã.

Chiến dịch tấn công bằng truyền thanh, truyền đơn và tặng phẩm.

Ngoài đài Tiếng Nói của MTGT, kế hoạch OP 39 còn xử dụng một số phương tiện truyền thông cho nhiều mục tiêu riêng biệt. Một trong các chủ đích là báo cho dân chúng trên vĩ tuyến 17 biết - để gây hoang mang - có hoạt động chống chính phủ Hànội tại BV. Bằng kỹ thuật đánh lừa mệnh danh snuggling, một đài phát thanh được đặt sát cạnh Ðài radio CS Hànội, cùng chung một tầng số và mang cùng một tên, để khuấy phá.

Tháng 5.1965, Toà Bạch ốc cho thành lập cơ quan JUSPAO, Joint US Public Affairs Office, do Barry Zorthian chỉ huy, để phối hợp tất cả các công tác tâm lý chiến, dân sự và quân sự, kể luôn công tác mật tại BV và dài theo đường mòn Hồ Chí Minh ở Lào và Miên. Juspao điều hành đài rađô Tiếng Nói Tự Do, Voice of Freedom (VOF) phát thanh 75 giờ mỗi tuần bằng 5 ngôn ngữ, chuyên đả phá Radio Hànội và đưa vào BV tin tức của thế giới tự do, tin chiến trường xác thực, chương trình văn hoá và giải trí, bình luận so sánh đời sống hai miền Nam, Bắc…

Hệ thống tuyên truyền SOG gồm có Radio Red Flag, mệnh danh là tiếng nói của nhóm chống đối trong đảng CS Bắc Việt. Ðài này không gay gắt với Nga sô nhưng chỉ trích mạnh Chính trị bộ ngã theo Bắc kinh đem lại đau khổ và chết chóc cho dân tộc. Ra dô Hồng Kỳ, đặt ở ngoại ô Sàigòn, xử dụng một số cán bộ hồi chánh Việt và kỹ sư Phi Luật Tân. CIA điều hành từ Miền Nam đài phát thanh riêng mang tên Sao Ðỏ, Red Star Radio, chủ trương đặc biệt tố cáo Mặt trận Giải phóng Miền Nam là công cụ của CS Bắc Việt.

Khẩu hiệu của đài là "Miền Nam của dân Nam". Ðài Ra dô Hànội giả áp dụng kỹ thuật điện tử ghosting để phá những buổi phát thanh của địch và thay thế vào đó những tin tức hay chỉ thị trái ngược. Qua chiến dịch Peanuts, nhiều chục nghìn chiếc máy ra dô pin tí hon Nhựt, với tầng số xếp sẵn, được thả dù ban đêm bên kia vĩ tuyến hay đưa vào bằng đường biển, chung với truyền đơn và những gói tặng phẩm đựng viết, đèn cầy, sách..vv..

Nhiều bức thơ giả mạo được viết và gởi từ Paris, Hongkong, Tokyo, Bangkok... về địa chỉ của một số cán bộ cao và trung cấp CS ở Hànội bịa ra những mối liên lạc mật hay chỉ trích Trung ương Ðảng. Cơ quan kiễm duyệt gắt gao của BV có thể sa vào bẩy. Các cán bộ CS hồi chánh ở Miền Nam cũng được khuyến khích viết thơ cho thân nhân trên vĩ tuyến 17 đề cao đời sống ở Miền Nam.

Chương trình Soap Chips chuyên lo việc gắn vào xác của chiến binh BV thơ trối trăn (giả) của họ gởi về gia đình, mô tả cảnh sống cơ cực trong Quân đội Nhân dân và thái độ cư xử hống hách của cố vấn Tàu cộng. OP 39 cũng có chương trình Eldest Son mua lại từ quốc gia đệ tam loại súng AK-47 và súng cối 82 ly do Trung cộng chế tạo, để tháo gở ra, gài vào bên trong chất nổ, xong ráp lại để thả dù tại vùng CS ở Lào và Miên. Những võ khí này gây thiệt hại cho dối phương không ít. Trước khi qua đời vào năm 1969, Hồ Chí Minh có lệ hằng năm gởi thơ chúc Tết cán bộ tại ngũ.

Quần chúng mỏi mệt và oán ghét Bắc kinh vì chiến cuộc kéo dài. Mùa Xuân 1971, OP 39 cho in và phổ biến ở Lào, Miên và Miền Nam 22.000 tấm thiệp ký tên Trường Chinh, nhân vật khét tiếng thân Trung cộng đề cao "trường kỳ kháng chiến nhất định thắng công". Theo sự tiết lộ của Bob Andrews, một chuyên viên Tâm lý chiến, SOG có đề nghị tràn ngập BV bằng giấy bạc giả để làm suy sụp nền kinh tế CS nhưng "thượng cấp" không chấp nhận.

Thẩm lượng kế họach OP 39. Lý do thất bại:

Hoa kỳ đã đầu tư rất nhiều tiền, sáng kiến và kỹ thuật vào tâm lý chiến chống Hà nội. Tuy nhiên, phần kết trong phúc trình thẩm lượng tháng hai 1968 của nhóm MACV Ad Hoc Evaluation Group, do Thiếu tướng AR. Brownfield,Jr. chủ tọa, cho biết " Chương trình SOG không rõ ràng và quá rộng, not clear and too broad." Ba Ðại tá chỉ huy liên tiếp SOG là Clyde Russel, Don Balckburn và Jack Singlaub cũng thú nhận kế hoạch OP 39 không đem lại kết quả mong muốn. Nếu đào sâu, sẽ thấy nhiều lý do:


1 - Thiếu mục tiêu chiến lược, Lack of strategic purpose. Ðúng vậy, Hoa Thịnh Ðốn không cho phép SOG tổ chức một phong trào chống đối thật sự trên vĩ tuyến 17 hay khuyến khích dân chúng BV hành động. Năm 1956, vì Ngoại trưởng John Foster Dulles chống đối, HK đã bỏ qua cơ hội tổ chức dấy lọan để lật đổ CS Bắc Việt.

Chủ trương của Tổng thống Kennedy năm 1961 tạo bất ổn ở Miền Bắc để trả đũa cũng lần hồi xuống giọng. Năm 1963, William Colby đề nghị áp dụng "bài học Hung gia Lợi" ở BV nhưng không được chấp nhận vì sợ Bắc kinh phản ứng.

Chính sách "vừa đánh, vừa thủ" của HK làm cho Bob Andrews, một trong chuyên gia điều khiển OP 39, than trách: Think small, don’t think big, because if you think big, you’ll never get it done."


2 - Thiếu sự phối trí và bổ sung, lack of coordinated planning and integration, giũa các phần bộ của kế hoạch OP 39 bị chia cách quá đáng, viện lẽ cần tích cực bảo mật. Không có một kế hoạch đầu não não, không ai trong OP 39 thật sự hiểu kế hoạch sẽ dẫøn đến đâu.


3 - Nhân sự không có đủ kinh nghiệm về tâm lý chiến và không thông hiểu văn hoá Việt Nam. Quân nhân Mỹ và nhân viên CIA biệt phái qua kế hoạch OP 39 không được huấn luyện thích hơp để thi hành công tác đúng đắn.


4 - Thẩm lượng không chính xác ảnh hưởng của những cuộc hành quân tâm lý chiến đối với mục tiêu Bắc Việt.


Trong kế hoạch OP 39, Phòng Sưu tầm và Phân tích, Research & Analysis, có trách nhiệm thu thập, đối chiếu và giải thích tin tức từ Miên Bắc để một mặt, tìm ra các yếu điểm tâm lý của phe địch và mặt khác, ấn định hiệu quả của việc áp dụng kế hoạch.

Mục đích thứ hai không hề thực hiện được. Bill Rydell, nguời điều khiển chót OP 39, cho rằng sự thẩm lượng này không dễ trong một chế dộ công an trị sau bức Màn sắt. Ít khi đối phương chịu tiết lộ hiệu quả thật sự hay phản đối công khai.


Bắc Việt chống trả mãnh liệt.

Vì bị gián điệp ám ảnh thường xuyên và lo ngại HK tấn công bằng chiến tranh tâm lý nên CS đề phòng bằng nhiều phương thức gắt gao như cho báo giới liên tục kêu gọi dân chúng cảnh tỉnh, siết chặt mạng lưới công an khắp nới, phổ biến sâu rộng tài liệu "Chỉ dẫn và Biên pháp" và ban hành luật phạt tối đa (tử hình, khổ sai) những hành động "phản quốc, phá rối trật tự."


Ðặc biệt, từ 1965 đến 1967, CS tạo trong xứ một bầu không khí căng thẳng tối đa ố hơn cả tình trạng bị xâm nhập thật sự - để thức tỉnh dân về chiến dịch bí mật của Mỹ. Tháng sáu 1967, hai tờ báo Học Tập và Nhân Dân công khai tố Mặt trận Gươm Thiêng Ái quốc là một tổ chức ma và cấm nhặt quần chúng lén nghe các "đài phát thanh lậu", đọc truyền đơn và nhận các góí tặng phẩm từ bên ngoài.

Tuy nhiên có một điều mà Hànội không biết rõ là Hoa Thịnh Ðốn không đồng ý cho lật đổ chính phủ CS bằng võ lực.

Ðầu tháng 11.1968, Tổng thống Lyndon Johnson ra lệnh chấm dứt hai kế hoạch OP 39 và OP 34 vì Bắc Việt chiụ bắt đầu nói chuyện hoà bình.

Ngũ Giác Ðài đợi nhiều thập niên mới bạch hoá hồ sơ chiến tranh bất quy ước chống Hànội sau khi thua cuộc chiến quy ước năm 1975. Ðây là một bài học đắt giá khác cho Hoa kỳ bị đánh bại lần đầu tiên từ ngày lập quốc.


Trong bao nhiêu tính toán sai lầm, ít nữa có một điều mà trùm CIA William Colby đự đoán không trật:

Tâm lý chiến đã làm Cộng sản thật sự "phát điên" vì tạo cho họ một cuộc sống ngày đêm hoảng hốt.

Cuộc chiến bằng trí óc này đáng lý đem lại kết quả khá hơn nếu thượng tầng lãnh đạo Hoa kỳ quyết tâm đánh để thắng và thông suốt tâm lý Á châu.


 Việt Nam Cộng Hòa Muôn Năm 

Lâm Lễ Trinh

GƯƠM THIÊNG ÁI QUỐC



Tài Liệu Tuyên Truyền của web-site Việt Cộng 
( chỉ dành cho nghiên cứu) 
HOẠT ĐỘNG TÂM LÝ CHIẾN CHỐNG LẠI BẮC VIỆT NAM Vào năm 1965, SOG đã mở rộng đề án Humidor một cách đáng kể. Ở thời kỳ cao điểm, đề án bao gồm hàng loạt nội dung hoạt động. Vậy, hoạt động tâm lý chiến của SOG bao gồm những gì và được chỉ đạo ra sao? Gươm thiêng ái quốc Hoạt động phức tạp nhất của OP39 là tạo ra trong ý tưởng của người Bắc Việt Nam một tổ chức chống đối giả tạo. CIA đã sử dụng bài này trong nhiều chiến dịch ngầm khác. Trên thực tế, Herb Weisshart giải thích "ý tưởng này được dựa trên một chương trình phát triển phong trào chống đối giả tương tự được thực hiện từ 1952 và kéo dài đến 1963 ở một nơi nào đó".

1 Với các công tác đã qua và sự hiểu biết về Trung Quốc của Weisshart, "một nơi nào đó” ở đây có lẽ là Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Để tạo ra một tổ chức giả, theo thuật ngữ tình báo, phải tạo ra một lý do tồn tại, hay một câu chuyện đáng tin cậy cho tổ chức ấy. Weisshart nói như sau: "Ngay sau khi tôi đến Sài Gòn (năm 1963), tôi cố tìm ra một lý do và một hình tượng nào đó dễ nhận biết cho phong trào chống đối giả tạo ở miền Bắc. Các nhân viên của tôi có nhiều kinh nghiệm trong việc tạo truyền đơn, tờ rơi, chương trình phát thanh và chống đối chiến giả. Chúng tôi thường trò chuyện với người Việt Nam và biết được câu chuyện chiếc gươm thần.

2 Thực ra, Weisshart cố tìm ra cách gắn phong trào chống đối giả này với một sự kiện quan trọng trong lịch sử và truyền thuyết Việt Nam vào thời điểm các thế lực Phong kiến Trung Quốc xâm lược Việt Nam thế kỷ XV- Triều Minh, thành lập năm 1368, sau khi đánh thắng quân Mông Cổ đã điều động một đạo quân khổng lồ xâm lược Việt Nam năm 1406. Sau một năm giao tranh, Việt Nam bị nhà Minh đô hộ. Ách đô hộ của nhà Minh vô cùng khắc nghiệt, dẫn đến việc hình thành một phong trào khởi nghĩa Việt Nam. Cuộc khởi nghĩa này do Lê Lợi, một chủ đất ở vùng Thanh Hoá, lãnh đạo. Cách Lê Lợi hình thành và tiến hành cuộc khởi nghĩa kéo dài trong 10 năm chống quân xâm lược là một câu chuyện dài và phức tạp. Cuộc chiến đó liên quan tới những sáng tạo về quân sự, chính trị và tâm lý. Ví dụ để tạo ra uy tín và giành sự ủng hộ của nông dân, Lê Lợi đã sử dụng hoạt động tâm lý mà người Trung Quốc đã từng áp dụng. "Sử dụng mực là mỡ động vật, Lê Lợi cho viết lên lá cây "Lê Lợi là vua"... khi kiến ăn hết mỡ, dòng chữ này hiện lên trên lá. Việc này làm cho mọi người tin là ý trời và hàng nghìn nông dân đi theo Lê Lợi".

3 Lê Lợi sau đó bắt đầu tuyển mộ nông dân tiến hành khởi nghĩa giành độc lập. Tuy nhiên, do thế nhà Minh rất mạnh, Lê Lợi phải đi vào hoạt động bí mật. Lê Lợi nhận ra rằng sẽ là tự sát nếu giao chiến với quân Minh theo cách thông thường. Kẻ thù quá mạnh. Vì vậy, ông chủ trương sử dụng chiến thuật du kích. Từ căn cứ ở vùng núi Hà Tĩnh, Lê Lợi tổ chức tấn công bất ngờ các lực lượng quân Minh ở Việt Nam. Năm 1428, quân Trung Quốc rút chạy khỏi Việt Nam. Ông lên ngôi vua, lấy tên hiệu Lê Thái Tổ và thành lập triều Lê kéo dài hơn 3 thế kỷ. Trong lịch sử Việt Nam, Lê Lợi được coi là kiến trúc sư của đoàn kết dân tộc và là vị lãnh đạo không bao giờ nhụt ý chí đánh đuổi quân Minh xâm lược. Song song với những sự thật lịch sử này, có truyền thuyết về lý do Lê Lợi đánh thắng quân Minh vốn hùng mạnh hơn nhiều. Và câu chuyện đó gắn liền với thanh gươm thần mà ông đã sử dụng trong chiến tranh giải phóng. Theo truyền thuyết, sau khi đánh bại quân Minh và lên ngôi vua, Lê Thái Tổ đóng đô tại Hà Nội. Một hôm, ông đi thuyền trên hồ Lục Thuỷ ở giữa kinh đô thì một con rùa lớn hiện lên. Khi nhà vua rút gươm ra để tự vệ, con rùa nhanh chóng há miệng đớp lấy thanh gươm rồi lặn xuống hồ sâu và đi mất. Vua bực lắm sai người tát cạn hồ, nhưng không tìm thấy cả rùa lẫn gươm báu. Về sau người đời nói rằng cuộc khởi nghĩa chống quân Minh của Lê Lợi là "mệnh trời". Hay nói cách khác thần thánh đã cho ông mượn kiếm báu để đánh đuổi quân Minh và sau khi làm xong sứ mạng, ông phải trao trả kiếm. Kiếm được giữ an toàn trong hồ để sau này có thể sử dụng khi cần thiết. Để ghi nhận công lao của kiếm báu, nhà vua đổi tên hồ thành Hồ Hoàn Kiếm. Tất cả những điều trên là quá tốt, Weisshart nghĩ. Đây là hình tượng hoàn hảo cho linh hồn của một phong trào chống đối giả mà ông muốn đưa thành yếu tố trung tâm của chiến dịch tâm lý chiến của OP39. Weisshart quyết định đặt tên cho phong trào đó là "Gươm thiêng ái quốc" - SSPL - nhằm tạo ra sự liên tưởng tới cuộc khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược của Lê Lợi đầu thế kỷ thứ XV. SSPL đại diện cho ai và tại sao họ phải tổ chức phong trào bí mật chống chính phủ Hà Nội? Cũng như Lê Lợi, lãnh đạo của "Gươm thiêng ái quốc" là người theo chủ nghĩa dân tộc. Weisshart khoác cho họ lý lịch là cựu thành viên của Việt Minh, người đã đấu tranh chống thực dân Pháp. Theo câu chuyện được dựng lên, họ trở nên vỡ mộng với chính quyền Cộng sản ở miền Bắc sau chương trình cải cách ruộng đất khởi đầu năm 1953. Vào mùa hè 1956, sự quá tả của cải cách ruộng đất đã tạo nên phản ứng ở một số nơi. Đó là những sự kiện có sẵn mà Weisshart chỉ việc gắn nó vào SSPL. Theo câu chuyện do Weisshart vẽ ra, SSPL được hình thành từ các cuộc bạo loạn đúng thời kỳ cải cách ruộng đất. Sự đàn áp của chính quyền đã tạo ra SSPL. Điều đó nghe có vẻ đáng tin cậy.

4 Chính phủ Hà Nội đã phản ứng nhanh chóng với sự mất trật tự trên và dẹp yên tình hình. Weisshart lấy đó là lý do buộc SSPL phải chuyển sang hoạt động bí mật như Lê Lợi đã từng làm. SSPL phải lánh vào vùng núi thuộc tỉnh Hà Tĩnh, nơi Lê Lợi đã từng sử dụng làm căn cứ của cuộc khởi nghĩa. Những người lãnh đạo giả hiệu của tổ chức “Gươm thiêng ái quốc" là người mang họ hoặc có tên là Lê. Ví dụ, người thành lập SSPL là Lê Quốc Hùng. "Tháng 12-1961, phong trào tổ chức đại hội lần thứ nhất và Lê Quốc Hùng được bầu làm chủ tịch".

5 Sau đó, những người tạo ra hình hài của OP39 phải đề ra mục đích của SSPL. SSPL đang đấu tranh vì cái gì và hy vọng đạt được gì? Là một tổ chức của những người dân tộc chủ nghĩa, SSPL tuyên bố chống lại sự ảnh hưởng của nước ngoài ở Việt Nam, bất kể là sự giúp đỡ bạn bè, chiếm đóng trên thực tế hoặc cường quốc nước ngoài muốn thống trị Việt Nam dưới hình thức tinh vi nào đó. Vì vậy, trong tuyên truyền, SSPL tuyên bố tất cả quân đội, cố vấn và ảnh hưởng của nước ngoài phải bị loại bỏ khỏi cả Bắc và Nam Việt Nam. SSPL phê phán lãnh đạo Đảng Cộng sản ngả theo Trung Quốc. Họ đang trở thành bù nhìn của cựu thù mà trong suốt chiều dài lịch sử đã tìm mọi cách biến Việt Nam thành chư hầu. Trung Quốc ngày nay cũng vậy, họ đang sử dụng chủ nghĩa quốc tế vô sản làm bình phong che đậy âm mưu thực sự buộc Việt Nam lệ thuộc vào trung Quốc. Cộng sản, nhà Minh, hoặc ai chăng nữa đều là người Trung Quốc và đều có chung ý đồ đó. Phải không cho họ đụng đến Việt Nam.

6 Trung Quốc đang sử dụng Việt Nam là lực lượng xung kích chống Mỹ. Cộng hoà nhân dân Trung Hoa có bài học cay đắng ở Triều Tiên. Trung Quốc đã nếm trải khó khăn và thiệt hại trong cuộc chiến trực tiếp, mặt đối mặt với quân đội Mỹ. Do vậy tốt hơn cả là có ai đó chiến đấu và chết thay cho mình. SSPL tuyên truyền rằng Trung Quốc quá sung sướng khi chiến đấu với Mỹ cho đến người Việt Nam cuối cùng. Hà Nội đã làm Việt Nam bị cuốn vào cuộc xung đột Trung - Mỹ. Đối với Trung Quốc, đó là hành động nhất cử lưỡng tiện. Mỹ thì bị sa lầy vào cuộc chiến tranh kéo dài hao tốn tiền của. Còn Việt Nam thì bị suy yếu đến mức không còn con đường nào khác ngoài việc trở thành chư hầu của Trung Quốc. SSPL tuyên bố Hà Nội cần phải thay đổi chính sách. Trong tuyên truyền, SSPL khoe rằng các chi bộ bí mật đang phát triển nhanh chóng vì thu hút được những người theo chủ nghĩa dân tộc. Năm 1965, SSPL tuyên bố có 10.000 thành viên, trong đó có "1.600 quân chính quy".

7 Sau đó, Weisshart quyết định đã đến lúc truyền đi thông điệp của SSPL. Weisshart cần một đài phát thanh và tháng 4-1965 đài tiếng nói của Gươm thiêng ái quốc ra đời tại “vùng núi tỉnh Hà Tĩnh", căn cứ của Lê Lợi. OP39 bắt đầu sản xuất truyền đơn, tờ rơi để tung vào miền Bắc qua đường không. Để rải số truyền đơn này, SOG thuê nhân viên của nước thứ ba thực hiện các chuyến bay xâm nhập miền Bắc. Phi công của Quốc dân đảng Trung Quốc, với danh nghĩa người làm thuê, lái những chiếc máy bay không số hiệu để thả truyền đơn. Trước khi thực hiện những phi vụ này, họ đã hợp tác với CIA ở châu Á từ đầu thập kỷ 50. Thông qua những phương tiện tuyên truyền trên, SSPL bắt đầu tuyên bố duy trì tổ chức bí mật ở miền Bắc không chỉ với nhiệm vụ phát triển tổ chức, rải truyền đơn mà còn giải phóng lãnh thổ. SSPL nói rằng hoạt động giải phóng này diễn ra bên dưới vĩ tuyến 19, nơi SSPL duy trì "an toàn khu”.

8 Vào cuối năm 1964, hoạt động SSPL đã bắt đầu khởi động. Weisshart và OP39 đã tạo ra lý lịch của SSPL dựa trên truyền thuyết và sự thực lịch sử của Việt Nam. Họ đã chơi con bài Trung Quốc để làm giảm uy tín các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản và làm suy yếu việc tiến hành chiến tranh. Đó là sự khởi đầu tốt đẹp. Bước tiếp theo là làm cho câu chuyện giả này đáng tin hơn. Để làm điều đó, SSPL cần một vùng giải phóng nơi OP39 có thể đưa công dân miền Bắc tới tuyên truyền. Tuy nhiên đó là công việc không mấy dễ dàng.

Đã có nhiều bài viết về Nhân Viên Công Tác Diệt Cộng của Nha Kỹ Thuật thuộc Bộ Tổng Tham Mưu, mà nay còn được biết với nhiều tên như Biệt Kích nhẩy toán, Biệt Kích nhẩy Bắc, BK . . . Nên mục đích của bài viết này cũng chỉ muốn nhằm sáng tỏ thêm về những người con ưu tú của đất nước. Những Kinh Kha của Nước Việt, của Thể Chế Việt Nam Cộng Hòa, đã được hun đúc tinh thần, ý chí và lòng can đảm cùng trau dồi và huấn luyện về kỹ thuật trong tình báo tác chiến, cùng tuyên truyền . . . như thế nào trước khi lên đường xâm nhập Miền Bắc giới tuyến , nơi mà một nửa đất nước ( thời đó) đang bị lầm than bởi chế độ hà khắc Cộng Sản Bắc Việt.
Trong huyết thống Con Rồng Cháu Tiên, với truyền thống di hướng để phát triển và dành giựt sự tốt đẹp cho giống nòi. Đó đã hình thành nơi Dân tộc một tinh thần bất khuất, ý chí kiên cường. Một đất nước địa linh đã xuất hiện nhiều nhân kiệt trải dài bề dầy lịch sử bốn ngàn năm văn hiến, nên cho dù qua hai thời kỳ Bắc Thuộc nhưng Bắc Phương vẫn không đồng hóa được dân Việt. Đó là nhờ khí thiêng sông núi! - Khí thiêng sông núi đã hun đúc những chàng trai Nước Việt luôn can đảm mẫn tiệp trong chiến trận để bảo vệ giang sơn gấm vóc. . . - Khí thiêng sông núi đã tạo cho những chàng trai Đất Việt luôn trung kiên trước mọi nhiệm vụ được giao phó. . .
- Khí thiêng sông núi đã hình thành nơi lòng những chàng trai Người Việt một tấm lòng nghĩa hiệp sẵn sàng xả thân vào ngay vùng đất địch để chiến đấu chống bọn cầm quyền CS đã ắp đặt mọi bất công là cái ách đang khoác nặng trên đôi vai người dân miền Bắc. . .
Từ xa xưa, xã hội chúng ta là hình thành một nền tảng luôn ảnh hưởng tinh thần
thiêng liêng từ cha ông ; Ảnh hưởng từ những truyền thuyết lịch sử gây phấn chấn tư duy, tạo khí phách dũng cảm cho giòng giống Lạc Viêt để đi đến chiến thắng vẻ vang và lẫy lừng trước quân thù.
 

Trong ý niệm đó, Nha Kỹ Thuật đã thành lập một mặt trận để giải phóng miền Bắc lấy tên là MẶT TRẬN GƯƠM THIÊNG ÁI QUỐC .
*
Xưa kia, khi Lê Lợi tụ hợp nghĩa quân ở vùng Lam Sơn để chống lại sự đô hộ của nhà Minh ( từ năm 1407 đến năm 1427). Khởi đầu, nghĩa quân còn yếu, bị thua nhiều lần. Thấy vậy Đức Long Quân ( tức Lạc Long Quân) liền cho nghĩa quân mượn gươm Thần để giết giặc. Nên một hôm, có người đánh cá tên Lê Thuận kéo lưới lên nặng trĩu tưởng được nhiều cá, nhưng hóa ra lại là một thanh gươm. Thận không biết làm gì với thanh gươm, thì vừa lúc đó Lê Lợi dẫn nghĩa quân đi qua. Thận liền dâng gươm cho tướng quân Lê Lợi. Lạ thay, khi Lê Lợi vừa cầm gươm, thì tự nhiên thanh gươm tỏa sáng, lộ rõ hai chữ “Thuận Thiên” đã khắc sâu ở lưỡi gươm.
Từ khi có gươm thần trong tay, tướng quân Lê Lợi lãnh đạo nghĩa quân đánh đâu thắng đó.
Năm sau, khi đuổi được giặc Minh. Lê Lợi lên ngôi xưng Lê Thái Tổ, lấy hiệu là Thuân Thiên, đóng đô tại Thăng Long (Hà Nôi).
Một hôm, nhà vua ngự thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng, thấy một con rùa vàng lớn xuất hiện bơi dọc theo mạn thuyền. Sợ thuyền bị chòng chành, nhà vua thuận tay rút kiếm đập lên mu rùa ý đuổi đi. Không ngờ, rùa vàng ngoái cổ há miệng ngoạm chặt gựt lấy thanh gươm, rồi lăn xuống nước.
Vua liền hiểu, đã đến lúc trời đòi lại gươm Thần. Từ đó hồ Tả Vọng được đổi tên
thành Hồ Hoàn Kiếm ( còn gọi là Hồ Gươm).
Gươm Thiêng Ái Quốc mang tính tác động tâm lý người dân Miền Bắc chống sự xâm lăng của Trung Cộng dưới chiêu bài vỏ bọc “ Tình hữu nghị Việt -Trung đời đời bền vững” , “ Việt Nam- Trung Quốc như môi với răng, môi hở thì răng lạnh”. . . để tiếp tay cho bọn đầu sỏ Cộng Sản Bắc Việt trong vai trò bọn quan thái thú của Trung Cộng đàn áp dân chúng.
Để hỗ trợ Mặt Trận Gươm Thiêng, ngoài đài phát thanh Gươm Thiêng Aùi Quốc phát sóng thẳng vào Miền Bắc, Nha Kỹ Thuật có nhiều đoàn sở khác nhau. Có đoàn sở hoạt động công khai, có đoàn sở hoạt động bí mật. Có ba loại huấn luyện được đề ra:
Huấn luyện bình thường (căn bản) cho một nhận viên cộng tác xâm nhập Miền Bắc (BK). Huấn luyện cao hơn nữa là dành cho các Sĩ Quan đảm trách toán trưởng, được gọi là lớp Toán Trưởng hay lớp RT Cao nhất là lớp huấn luyện để trở thành diệp viên. Để thu nhận, người được tuyển mộ phải qua trắc nghiệm kiểm tra về thông minh, trí nhớ và can đảm. Để sau khi trở thành điệp viên, họ sẽ thích nghi hòa nhập vào mọi vùng hoạt động, để làm những công tác gây tiếng vang, hỗ trợ cho mặt chính trị. . .
Phòng điều động công tác xâm nhập (phòng hành quân) Nha Kỹ Thuật kết hợp với sỉ quan công tác của toán vạch hướng xâm nhập cho toán.
Có ba cách xâm nhập miền Bắc: Đường bộ, đường không và đường biển.
Mỗi toán xâm nhập đều có tên riêng. Toán viên có bí số và câu an ninh cá nhân mà chỉ riêng sĩ quan công tác phụ trách toán đó biết.
Mổi nhân viên công tác đều được huấn luyện: Về chiến thuật: Tác chiến cá nhân, tổ tam tam chế cho đến cấp tiểu đội. Khái niệm về cấp trung đội. . .
Vũ khí: Sử dụng thành thạo vũ khí cá nhân và cộng đồng của cả hai phía Tự Do và
Cộng Sản đến cấp đại đội (57 ly không giật, 3.5 , Súng cối 60 ly, B40, B41 …)
Về nhẩy dù: Khó khăn và nguy hiểm nhất là nhẩy ban đêm vào cây và xuống đất bằng dây, để thích hợp với rừng núi hiểm trở Bắc Việt.
Phá hoại: Biết tính năng từng loại chất nổ và tự tạo các loại mìn. Nhân viên phá
hoại phải thành thạo tính toán khối lượng chất nổ cho đủ để phá cầu, đường, kho hàng. . . hay phá cây rừng lập bãi cho trức thăng đáp khẩn cấp. . .
Mưu sinh và địa hình: Sử dụng bản đồ và điạ bàn. Thực tập và nhận biết các loại lá cây rừng có thể ăn được. . . Các loại bẫy để bắt cá chim muông thú rừng làm thức ăn . . .

Truyền tin dùng tín hiệu Morse, nhân viên truyền tin mã hóa công điện theo bản mã trước khi chuyển và thu âm cách chuyển phím (nhấn manip) của từng người để hiệu thính viên của trung ương nhận dạng người đánh công điện. . . .

Thám sát : Nhân viên công tác khi thám sát phải biết đặt các máy sensor, cùng kết hợp với mắt và tai để đánh gía mục tiêu quan sát. Quan trọng nhất là thám sát đường khi có đoàn xe bít bùng chạy qua, đánh gía xe chở hàng
nặng nhẹ. . .
Tâm lý chiến và tuyên truyền: Nhân viên công tác phải thực tập làm các câu ca
dao châm biếm chế đô cộng sản. In truyền đơn bằng phương pháp thủ công và rải truyền đơn vào làng bằng đạn chứa truyền đơn 3.5 phóng bằng ống giấy. . .
Đó là sơ qua vài điểm huấn luyện để trở thành một nhân viên công tác. Điều quan trọng cốt yếu nhất là tinh thần. Nào ai hiểu được tâm trạng của những chiến sĩ can trường này ra sao? Khi bản thân họ nhẩy ra khỏi cửa máy bay trên không phận Bắc Việt giữa đêm tối, hay rời tốc đỉnh bơi ngầm dưới nước biển lạnh lẽo vào bờ bằng ống hơi. Sao đó họ chiến đấu đơn độc, không hậu phương hỗ trợ. Cái lạnh lẽo của rừng núi, dăm ba người dựa lưng vào nhau đó là thành trì. Lở ho một tiếng có thể mất mạng, sai hướng đi là tự sát. Cẩn thận e dè, nhưng phải tiến. Họ không có hướng lùi, hay nghỉ ngơi. Gia đình, người thân yêu, miền Nam là cửa đóng. Ngày đêm họ căng mắt cho nhiệm vụ và mạng sống. Nếp sống thật khổ cực, rau xanh là lá rừng, lương khô và chỉ có lương khô. Không một dấu vết để lại, không một bằng chứng đã đi qua. . .
Quả là những ý chí sắt thép, họ đã sớm hy sinh tuổi trẻ tươi vui để dành cho lý tưởng và bầu nhiệt huyết :
Làm trai cho đáng nên trai,
Xuống đồng đồng tĩnh, lên đoài đoài doài tan.
Họ muốn xây dựng thể chế tự do, niềm yêu thương, sự công bằng, tính bác ái và tự do tín ngưỡng đến cho dân Miền Bắc. Nên cho dù bị tù đày, bị tra tấn, cùm xiềng họ vẫn không hề nhụt nhuệ khí. Khắp các trại tù CS miền Bắc mà họ trải qua đều đã chứng tỏ sức bất khuất của họ, mà bọn cán bộ phải thừa nhận không sao khuất phục được! Họ hình thành như một đội ngũ khí phách và ngang tàng giữa trại giam CS.
Được tôi luyện trong tinh thần qủa cảm và anh dũng, sẵng sàng hy sinh. Nên cho đên bây giờ họ vẫn giữ khí phách đấu tranh chống bất công hay chèn ép mà không hề e ngại trước bất cứ mốt thế lực nào.
Nếu có sự đánh gía! Thực thể họ là cả một sự khâm phục!
Trâm Nguyễn





6 comments:

  1. Ban Điều Hành HAHKQ Trung Cali, được nhận tin buồn:

    Cố Trung Tá Vũ Quang Ninh:

    Cựu SVSQ Khóa 5, TBTĐ; Nguyên tổng giám đốc Little Saigon Radio, đã mãn phần vào lúc 3 giờ 50 phút sáng Thứ Bảy, 16 Tháng Ba, 2013, nhằm ngày 5 Tháng Hai năm Quí Tỵ, tại Orange County, California, hưởng thọ 85 tuổi.

    BĐHHAHKQ Trung Cali thành kính phân ưu cùng tang quyến Cố Trung Tá Vũ Quang Ninh.

    Đồng nguyện cầu hương linh người quá cố sớm về miền cực lạc. TTK/BĐH

    ReplyDelete
  2. Tổng Hội Nha Kỹ Thuật

    Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà



    PHÂN ƯU



    Được tin buồn:

    Ông VŨ QUANG NINH

    Chánh Sở Tâm Lý Chiến

    Nha Kỹ Thuật Bộ Tổng Tham Mưu

    Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa


    đã mãn phần vào lúc 3:50 giờ sáng

    Ngày Thứ Bảy 16 tháng 3 năm 2013

    nhằm ngày 5 tháng 2 năm Quí Tỵ 2013

    Tại Orange County, California.



    Hưởng thọ 85 Tuổi.



    Thành kính phân ưu cùng tang quyến.

    Nguyện cầu cho anh linh Niên Trưởng Vũ Quang Ninh sớm an nghỉ nơi miền cực lạc, cõi vĩnh hằng.



    Tổng Hội Nha Kỹ Thuật Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

    ReplyDelete
  3. PHÂN - ƯU

    TỔNG HỘI NHA KỸ THUẬT
    HỘI NKT BẮC CALIFORNIA

    Được tin buồn và sự mất mát to lớn cho đơn vị Nha KỹThuật là:

    NT Trung Tá VŨ QUANG NINH
    Chánh Sở Tâm Lý Chiến/NKT
    Bộ Tổng Tham Mưu/QLVNCH

    Đã mãn phần lúc 03:50 sang thứ bẩy ngày 16 tháng 03 năm 2013
    ( nhằm ngày 05 tháng 02 năm Qúy Tỵ )
    Tại Orange County California.
    HƯỞNG THỌ 85 Tuổi.

    THÀNH KÍNH PHÂN ƯU CÙNG TANG QUYẾN

    Nguyện cầu cho anh linh NT Vũ Quang Ninh sớm được an nghỉ nơi cõi vĩnh hằng.

    BCH Hội NKT/Bắc CA

    ReplyDelete
  4. PHÂN ƯU
    Được tin buồn:
    Niên trưởng VŨ QUANG NINH
    Chánh Sở Tâm Lý Chiến
    Nha Kỹ Thuật Bộ Tổng Tham Mưu
    Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

    Đã mãn phần vào lúc 3:50 giờ sáng
    Ngày Thứ Bảy 16 tháng 3 năm 2013
    nhằm ngày 5 tháng 2 năm Quí Tỵ 2013
    Tại Orange County, California.
    Hưởng thọ 85 Tuổi.
    Hội Ái hữu Nha Kỹ Thuật Nam California
    Thành kính phân ưu cùng Chị Vũ Quang Ninh và Tang quyến.
    Nguyện cầu cho Hương Hồn Niên Trưởng Vũ Quang Ninh sớm an nghỉ nơi cõi vĩnh hằng.


    Thông báo: Theo chương trình thăm viếng Niên trưởng Vũ Quang Ninh do Đài Little Saigon Radio. Hội dự định tập trung tại trụ sở Đài Little Saigon Radio để cùng thăm viếng và chào Vĩnh biệt Niên trưởng Vũ Quang Ninh lúc 6:00 pm ngày Thứ Sáu, 22-3-2013.
    Anh Lâm Ngọc Chiêu đang liên lạc với gia đình Niên trưởng Vũ Quang Ninh, nếu có thay đổi. Hội AHNKT Nam California sẽ thông báo sau.

    BCH Hội AHNKT Nam CA

    ReplyDelete
  5. From: THO NGUYEN
    To: diendannhakythuat
    Sent: Monday, March 18, 2013 10:42 AM
    Subject: [diendannhakythuat] Phân Ưu


    Được tin buồn :
    Niên Trưởng VŨ QUANG NINH
    Chánh Sở Tâm Lý Chiến/NKT/TTM


    Từ trần lúc 3:50am ngày 16 tháng 03 năm 2013 tại Orange County, CA

    Toàn thể quân nhân thuôc Nha Kỹ Thuật/TTM/QLVNCH Chân thành chia buồn cùng toàn tang quyến.
    Nguyện cầu hường linh Niên Truởng an bình nơi cõi Vĩnh Hằng.

    ReplyDelete
  6. Niên Trưởng Vũ Quang Ninh một người anh khả kính,
    suốt đời tận tụy cho quê hương, đất nước và dân tộc.
    Riêng những sinh họat Nha Kỹ Thuật ông luôn sốt sắng và tận tình.
    Trong chiều dài mấy mươi năm ông không ngừng nghĩ luôn tham dự và đem đến cho cộng đồng
    tin tức, những bài câu chuyện trong ngày và điều hành Little Saigòn Radio, củng như những sinh họat
    khác trong cộng đồng chúng ta.
    Hôm tân niên Nha Kỹ Thuật NT Lê Minh có e-mail và nhắc tôi nhờ Little Sàigòn Radio
    thông báo, tôi làm một thông báo vội vàng và gữi đến e-mail của NT Ninh
    đang làm việc, bổng nhận điện thọai của NT Ninh, giọng nói ông thều thào
    và ông đọc nguyên văn của Thông Báo Cộng Đồng mà ông đã hòan chỉnh
    và sẻ phổ biến ngay trên Little Sàigon Radio, mấy tuần sau nhận tin ông mất tôi
    thật bàng hòang, sau này mới biết ông bệnh cả mấy tháng qua
    Lâu nay thỉnh thỏang tôi e-mail và luôn quan tâm đến sức khỏe của NT Ninh
    hôm trước anh em chúng tôi có ghé nhà thăm và NT Ninh vẫn khỏe
    Anh em sinh họat và ở chơi thật lâu.
    Trong chiều dài sinh họat và sự lớn mạnh của Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia
    có sự góp phần và Công lao đóng góp của NT Vũ Quang Ninh.
    Ông mất đi là một mất mát lớn lao cho Đại Gia Đình Nha Kỹ Thuật và cho Cộng Đồng
    người Việt Quốc Gia tại Hải Ngọai.
    Xin kính cẩn ngiêng mình đến Anh Linh của người quá cố
    Xin Thành Kính Phân Ưu cùng gia đình tang quyến.
    Xin cầu Nguyện cho Linh Hồn Niên Trưởng Vũ Quang Ninh sớm về chốn Thiên Đàng

    Trân Trọng
    Phạm Hòa / Nha Kỹ Thuật

    ReplyDelete