Wednesday, March 27, 2013

Thành Lập Nha Kỹ Thuật



Vì tính cách đặc biệt về tổ chức và nhiệm vụ của Kỹ Thuật / BTTM, ngay chính những quân nhân phục vụ tại một đơn vị của Nha Kỹ Thuật / BTTM cũng không hiểu rõ về đơn vị này. Do đó, nếu có sự hiểu lầm hay một sự hiểu biết thiếu chính xác của một số đơn vị bạn cũng không phải là một điều ngạc nhiên.
Danh hiệu Nha Kỹ Thuật / BTTM chỉ là một danh hiệu " vỏ bọc " để bảo vệ những hoạt động thực sự đối với Cộng Sản cũng như đối với các đơn vị bạn khác. Nha Kỹ Thuật / BTTM chính thức là Bộ Tư Lệnh Chiến Tranh Ngoại Lệ, ngang hàng với cấp Sư đoàn Tổng Trừ bị do một cấp Thiếu Tướng làm Tư lệnh.
Nha Kỹ thuật / BTTM trải qua rất nhiều lần cải danh và thay đổi về tổ chức và nhiệm vụ, tùy theo sự biến chuyển về tình hình chính trị quốc nội cũng như tình hình quân sự trên chiến trường.
Trước khi đi sâu vào vấn đề này, kẻ viết bài này xin mạn phép trình bày sơ lược về cá nhân và sự liên hệ đối với Nha Kỹ Thuật / BTTM kể từ năm 1961 cho đến ngày chính Thức giải tán đơn vị này vào ngày 28 tháng 4 năm 1975 do khẩu lệnh của Đại tướng Tổng Tham Mưu Trưởng / QLVNCH, trước khi Đại tướng từ chức vụ Tham Mưu trưởng.
Vào đầu năm 1963, Sở Khai thác Địa Hình được biến cải thành Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt, với hai đơn vị chiến đấu nòng cốt là Liên đoàn 77 và Liên đoàn 31. Đại Tá Lê Quang Tung cũng là vị Tư lệnh đầu tiên của đơn vị này. Sở Bắc vẫn tiếp tục hoạt động và duy trì sự phối hợp với cơ quan Combined Studies của Tòa Đại sứ Hoa Kỳ, trong khuôn khổ tổ chức của Bộ Tư Lệnh LLDB mới thành lập. Sau cuộc chính biến và Cách mạng 1963 và Đại tá Lê quang Tung bị sát hại. Và LLĐB được chỉ huy bởi một số các vị Tướng lãnh và sau đó dời về Nha Trang. Cũng trong thời gian này, Sở Bắc cũng được cải danh là Sở Khai Thác / BTTM và tiếp tục duy trì công tác đặc biệt, tách rời khỏi Lực Lượng Đặc Biệt. Vị Chĩ huy trưởng và Giám đốc đầu tiên của đơn vị này là Đại Tá Trần văn Hổ. Ngoài việc đảm trách công tác văn phòng, liên lạc phối hợp với ban Cố Vấn Hoa Kỳ, tôi vẫn tiếp tục tổ chức các Toán với tư cách Sĩ quan Trưởng Công tác. Một thời gian sau, Đại Tá Hổ chỉ định tôi làm Chánh Văn phòng. Song song với sự cải tổ về phía Việt Nam, Bộ Tư lệnh Lực Lượng Hoa Kỳ tại Việt Nam MACV thay thế cho cơ quan Cố vấn Hoa Kỳ MAAG, cũng được thành lập. MACV - SOG là viết tắt của MACV - Studies and Observations Group, nhưng chính danh là Special Operation Group, được chỉ định Cố vấn và yểm trợ cho các công tác đặc biệt.


Đại Tá Trần văn Hổ nhậm chức Giám đốc Nha Kỹ Thuật / BTTM kể từ năm 1964 cho đến tháng 8 năm 1968. Chính trong thời kỳ này rất nhiều kế hoạch và hoạt động đặc biệt nhằm vào lãnh thổ miền Bắc được thực hiện. Sau vụ tấn công của Cộng Sản vào Tết Mậu Thân và các cuộc hòa đàm giữa Hoa Kỳ và Bắc việt tại Paris, hoạt động đặc biệt lần lần bị giảm thiểu, nhất là những công tác ngay trong lãnh thổ Bắc Việt. Các công tác này được tập trung và gia tăng tại các vùng giáp tuyến và các vùng biên giới Lào Việt, Miên Việt. Đại Tá Đoàn văn Nu được Đại tướng Tổng Tham mưu Trưởng bổ nhiệm làm Giám đốc thay thế Đại Tá Trần văn Hổ vào khoảng tháng 8 năm 1968 và tiếp tục chỉ huy Nha Kỹ Thuật cho tới ngày cuối cùng của Nha.
Trong thời kỳ này, tình hình chiến sự và chính trị thay đổi, đặc biệt nhất là đường lối của Hoa kỳ đối với chiến trường Việt Nam không còn quyết tâm như trước, do đó các công tác đặc biệt không còn được hỗ trợ mạnh mẽ như trước năm 1968. Tuy vậy, Nha Kỹ thuật / BTTM vẫn tiếp tục thực hiện nhiều thành tích đáng kể. Các Toán hoạt động tuy không phải xâm nhập vào lãnh thổ Bắc Việt hoặc sâu vào biên giới Lào Miên, được trực thăng vận ngay vào các khu vực địch kiểm soát. Các cuộc hành quân này cũng không kém phần quan trọng và còn nguy hiểm hơn nhiều. Các Toán này đã gây trở ngại và làm chậm mức xâm nhập của Cộng Sản trong mưu đồ xâm lược miền NAM Việt Nam.


Trích đoạn Lịch Sữ Nha Kỹ Thuật / Trung Tá Lữ Triệu Khánh/ Chánh Văn Phòng Bộ Chỉ Huy Nha Kỹ Thuật



VI. Thành Lập MACSOG Và Nha Kỹ Thuật
Một điều đáng để ý là tuy OPLAN 34A dự trù xử dụng quân lực miền Nam, nhất là quân chủng Hải Quân, nhưng phía VNCH lại không được tham khảo ý kiến khi soạn thảo để kịp thời chuẩn bị. Mãi tới ngày 21 tháng giêng năm 1964, khi kế hoạch đã được Bộ Tham Mưu Liên Quân Hoa Kỳ đồng ý cho thi hành đợt 1, Đại Sứ Hoa Kỳ Henry Cabot Logde mới thông báo với Quốc Trưởng Việt Nam Dương Văn Minh về kế hoạch OPLAN 34A cùng cho biết chính phủ Hoa Kỳ đã chấp thuận kế hoạch này và yêu cầu VIệt Nam hợp tác bằng cách cho quân đội tham gia. Ngày 24 tháng giêng, Toán Hành Quân Đặc Biệt (Special Operations Group - SOG) được chính thức thành lập do Đại Tá Clyde Russell chỉ huy, dưới quyền điều động của Phái Bộ Quân Sự Hoa Kỳ tại Việt Nam (MACV). Do đó, cơ quan đảm trách những cuộc hành quân đặc biệt này thường được gọi tắt là MACV-SOG hay MACSOG. Sau này, vào năm 1964, tên Special Operation Group được đổi là Studies and Observation Group (Toán Nghiên Cứu và Quan Sát) cho có vẻ "dân sự" hơn, nhưng tên viết tắt vẫn là MACSOG.

Nhìn chung, kế hoạch OPLAN 34A do MACSOG chịu trách nhiệm và gồm có 4 thành phần chính: thả toán bằng phi cơ, tiếp tế bằng phi cơ, hoạt động đường biển và chiến tranh tâm lý. Trong số này, toán "hàng không" có đông nhân viên nhất vì được thừa hưởng 169 nhân viên Việt Nam đa số là dân sự đang được huấn luyện tại Long Thành do CIA để lại.

Ngày 28 tháng giêng năm 1964, cuộc chỉnh lý củaTướng Nguyễn Khánh khiến kế hoạch của MACSOG bị chậm lại vì Hoa Kỳ cần phải được sự chấp thuận và hợp tác của chính phủ mới. Tướng Khánh là một người chủ trương "Bắc Tiến" nên tới ngày 12 tháng 2, Sở Kỹ Thuật (Strategic Technical Service - STS) thuộc Bộ Quốc Phòng VNCH được thành lập do Đại Tá Trần Văn Hổ chỉ huy để hoạt động song hành với MACSOG. Sở Kỹ Thuật là hậu thân của Sở Khai Thác Địa Hình (Topographic Exploitation Service) trước đây của Đại Tá Lê Quang Tung dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Về sau, Sở Kỹ Thuật được đổi tên thành Nha Kỹ Thuật (Strategic Technical Directorate - STD).


Tài liệu do Trung Tá Trần Đổ Cẩm Sở Phòng Vệ Duyên Hải Nha Kỹ Thuật

Nha Kỹ-Thuật (NKT) là cơ quan tình báo chiến lược của QLVNCH, là một đơn vị đặc trách tổ chức, hoạt động sưu tầm tin tức tình báo, phản tình báo chiến lược từ nội bộ cộng sản Bắc Việt cũng như trong hậu tuyến địch, những nơi có cơ sở, đơn vị cộng-sản trong và ngoài lãnh thổ VNCH.

Khởi đầu là Phòng 6 TTM do Trung tá Lung đảm trách. Trong thời đệ nhất Cộng Hòa là sở Liên-Lạc Phủ Tổng-Thống và Lực Lượng Ðặc Biệt do đại tá Lê quang Tung làm tư lệnh. Sau cuộc chỉnh biến 11/63 cho đến tháng 4/75 lần lượt chỉ huy bởi các tướng Nghiêm, Thiếu Tướng Đoàn văn Quảng, Chuẩn Tướng Lam-Sơn, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Trung tá Trần Đình Lan, Đại tá Trần Văn Hổ và cuối cùng là Đại tá Đoàn Văn Nu. Danh xưng được đổi từ Phòng 6, đến sở Liên Lạc Phủ TổngThống, Lực Lượng Ðặc Biệt, sở Khai thác Ðiạ hình, và cuối cùng là Nha Kỹ Thuật.
Trong thời đệ nhất Cộng Hòa, mọi hoạt động được đại tá Lê Quang Tung trực tiếp nhận chỉ thị cũng như phúc trình với Tổng Thống Ngô đình Diệm và cố vấn Ngô đình Nhu. Cũng trong thời gian này, mọi hoạt động được cố vấn và yểm trợ bởi cơ quan Trung-Ương Tình-Báo CIA Hoa Kỳ. Sau tháng 11/63 mọi hoạt động đều trực tiếp qua Đại tướng TTMT và được cố vấn, yểm trợ bởi cơ quan tình báo quân sự Hoa Kỳ SOG (Study and Observation Group). Các đơn vị, cơ sở thuộc NKT gồm: sở Công Tác, sở Liên Lạc, sở Phòng Vệ Duyên Hải, sở Tâm Lý Chiến, sở Không Yểm và trung tâm huấn luyện Quyết Thắng. Sở Công Tác đóng tại Sơn Trà, Ðà Nẵng, đoàn 11, 71, 72 đóng tại Ðà nẵng, đoàn 75 đóng trên Pleiku và đoàn 68 tại Saigon. Các toán trong đoàn công tác được huấn luyện xâm nhập bằng hàng không hay đường bộ vào lòng địch tại Bắc Việt hay ngoại biên Lào, Miên hoặc Thái Lan. Sở Liên Lạc đóng tại Saigon, chiến đoàn 1 tại Ðà Nẵng, chiến đoàn 2 trên Kontum và chiến đoàn 3 tại Ban Mê Thuột. Các toán thuộc sở Liên Lạc xâm nhập vào hậu tuyến địch từ vĩ tuyến 17 trở vào cho đến mũi Cà Mau. Sở Phòng Vệ Duyên Hải đóng tại Tiên Sa, Ðà Nẵng gồm Lực lượng Hải Tuần thuộc Hải Quân Việt Nam, xử dụng thuyền máy PCF, PT có tốc độ nhanh, hỏa lực mạnh để hoạt động phiá bắc hải phận vĩ tuyến 17. Lực lượng Biệt Hải được huấn luyện thành các toán Người Nhái để xâm nhập vào Bắc Việt bằng đường biển.

Sở Tâm Lý Chiến đóng tại số 7 đường Hồng Thập Tự, Saigon tổ chức và điều hành đài Tiếng Nói Tự Do và đài Gươm Thiêng Ái Quốc. Ngoài ra sở TLC còn có nhiệm vụ gửi cán bộ ra Bắc hoạt động trong lãnh vực tâm lý chiến. Sở Không Yểm đóng tại Saigon thuộc Không Quân Việt Nam để phối trí phi đoàn trực thăng 219, phi đoàn quan sát 110 tại Ðà Nẵng trong việc xâm nhập, liên lạc, hướng dẫn và triệt xuất các toán hoạt động trong lòng địch. Trung tâm huấn luyện Quyết Thắng tại Long Thành, Biên Hoà huấn luyện về chiến tranh ngoại lệ cho các toán, các phương pháp xâm nhập vào đãt địch, hoạt-động nơi hậu phương địch, du kích chiến, ám sát, bắt cóc, phá hoại, chiến tranh tâm lý v.v...

Vì lý do bảo mật, tuy cùng đơn vị, nhiều quân nhân NKT không được phép tiếp xúc hay tìm hiểu nhiệm vụ của một số chiến hữu khác. Các cơ quan, đơn vị NKT đồn trú trên khắp bốn vùng chiến thuật hạn chế tối đa sự liên lạc với các cơ quan quân, dân, chính điạ phương. Vì vậy ít người biết về NKT hoặc chỉ biết mà không hiểu rõ về các hoạt động của NKT. Quân nhân, dân sự được tuyển chọn về NKT đều trải qua một cuộc điều tra tỉ mỉ về quá khứ và liên hệ. Tãt cả đều thuộc thành phần tình nguyện, các chiến sĩ NKT khi nhận nhiệm vụ đều thấu hiểu rằng đó là công tác gian nan nguy hiểm, khi ra đi ít hy vọng trở về an toàn. Bao nhiêu chiến sĩ đã hy sinh trên khắp vùng rừng núi Bắc Việt, ngoại biên và trong lãnh thổ VNCH.

Những chiến công oanh liệt, những thành quả tối quan trọng, các chiến sĩ thuộc NKT chỉ được khen thưởng, tuyên dương âm thầm, kín đáo trong đơn vị. Trải qua 20 năm hoạt động, qua nhiều cấp chỉ huy, giám đóc, đường lối hoạt động của NKT cũng có phần ảnh hưởng bởi các thay đổi trong các cấp lãnh đạo và diễn biến chính trị quốc tế về Việt Nam. Nha Kỹ Thuật đã nhiều lần thay đổi về cơ cấu tổ chức và các hoạt động, tuy nhiên các chiến sĩ NKT luôn luôn vì Tổ Quốc sẵn sàng hy sinh, nêu cao tinh thần phục vụ cho Tự Do, cho Lý Tưởng.

Trung Tá Trần bá Tuấn / CHT Biệt Hải / Chỉ Huy Phó Sở Công Tác, K.B.C. số 9, 1988



In 1964 the JGS also formed the Technical Service (So Ky Thuat), a covert unit tasked with longer duration agent operations into North Vietnam. Commanded by a Lieutenant Colonel, the Technical Service comprised Group 11 (Doan 11), oriented toward agent operations in Laos and eastern North Vietnam; Group 68 (Doan 68 Thang Long), another infiltration unit; and the Coastal Security Service, a maritime commando group at Da Nang attached to the Technical service with its own contingent of PT boats for seaborne infiltration.
In late 1968 the Technical Service was expanded into the Nha Ky thuat (Strategic Technical Directorate, or STD) in a move designed to make it more like MACVSOG, the US joint services command created in 1964 which ran reconnaissance, raids and other special operations both inside and outside South Vietnam. Despite internal opposition the Liaison Service was subordinated to the STD as its major combat arm. Like SOG, the STD also had aircraft under its nominal control, including 219 Helicopter Squadron of the Vietnamese Air Force. By the late 1960s the size of the Liaison Service had increased tremendously. Task Forces 1, 2 and 3, commanded by lieutenant colonels and larger than a brigade, were directly analogous to MACVSOG's Command and Control North, Central and South. Each Task Force was broken into a Headquarters, a Security Company, a Reconnaissance Company of ten teams, and two Mobile Launch Sites with contingents of South Vietnamese Army and paramilitary forces under temporary Liaison Service control. Although the Liaison Service was a South Vietnamese unit, all of its operations were funded, planned and controlled by MACVSOG, and recon teams integrated both MACVSOG and Liaison Service personnel.
During 1970 the Liaison Service had staged numerous cross border missions into Cambodia in support of major external sweeps by the US and South Vietnamese forces against Communist sanctuaries. Early the following year the Service sent three recon teams into the 'Laotian Panhandle' two weeks before the ARVN's February Lam Son 719 incursion.

In February 1971 the STD underwent major reorganization in accordance with Vietnamization and its anticipated increase in special operations responsibilities. Headquartered in Saigon, STD command was given to Col. Doan Van Nu, an ARVN airborne officer and former military attache to Taiwan. As STD commander, and a non voting member of the South Vietnamese National Security Council, Nu took orders only from President Nguyen Van Thieu and the Chief of the Armed Forces of the Republic of Vietnam JGS.
The expanded STD consisted of a headquarters, a training center, three support services and six combat services. The training center was located at Camp Yen The in Long Thanh: Yen The, significantly, was the name of a resistance movement in northern Vietnam during the 11th century. Airborne instruction was conducted at the ARVN Airborne Division's Camp Ap Don at Tan Son Nhut. The three support services were Administration & Logistics; Operations & Intelligence; and Psychological Warfare, which ran the 'Vietnam Motherland', 'Voice of Liberty', and 'Patriotic Front of the Sacred Sword' clandestine radio stations. The combat services were the Liaison Service (Loi Ho), the Special Mission Service (Hac Long), Group 11, Group 68, The Air Support Service and the Coastal Security Service.

The Liaison Service (So lien Lac), commanded by a colonel in Saigon, was composed of experienced Loi Ho recon commandos divided among Task Force I (Da Nang), Task Force 2 (Kontum) and Task Force 3 (Ban Me thuot).

The Special Mission Service (So Cong Tac), also commanded by a colonel, was headquartered at Camp Son Tra in Da Nang. It remained in training under US auspices from February 1971 until January 1972. Unlike the shorter duration raid and recon missions performed by the Liaison Service, the SMS was tasked with longer missions into North Vietnam and Laos. It was initially composed of Groups 71, 72 and 75, with the first two headquartered at separate camps at Da Nang. Group 75 was headquartered at Plei Ku in the former LLDB B Co. barracks, with one detachment at Kom Tum to provide a strike force for operations in Cambodia and inside South Vietnam.

Group 11, an airborne infiltration unit based at Da Nang, and Group 68, headquartered in Saigon with detachments at Kom Tum, was soon integrated under SMS command. Group 68 ran airborne trained rallier and agent units, including 'Earth Angels' (NVA ralliers) and 'Pike Hill' teams (Cambodian disguised as Khmer Communists). A typical Earth Angel operation took place on 15 December 1971, when a team was inserted by US aircraft on a reconnaissance mission into Mondolkiri Province, Cambodia. Pike Hill operations were focused in the same region, including a seven man POW recovery team dropped into Ba Kev, Cambodia, on 12 February 1971. Pike Hill operations even extended into Laos, e.g. the four man Pike Hill team parachuted onto the edge of the Bolovens Plateau on 28 December 1971, where it reported on enemy logistics traffic for almost two months. Pike Hill operations peaked in November 1972 when two teams were inserted by C-130 Blackbird aircraft flying at 250 feet north of Kompong Trach, Cambodia. Information from one of these teams resulted in 48 B-52 strikes within one day.

The STD's Air Support Service consisted of 219 'King Bee' Helicopter Squadron, the 114 Observation Sqn., and C-47 transportation elements. The King Bees, originally outfitted with aging H34s, were re-equipped with UH-1 Hueys in 1972. The C-47 fleet was augmented by two C-123 transports and one C-130 Blackbird in the same year. All were based at Nha Trang.
In October 1972, the SMS was given responsibility for the tactical footage between Hue and the Lao border. In early 1973 US advisors were withdrawn. The Air Support Service soon proved unable to make up for missing US logistical support, sharply reducing the number of STD external missions. STD personnel, as well as Lien Doan Nguoi Nhai SEALS, were increasingly pulled into President Thieu's Office for special assignments. Later in the year the Liaison Service's Task Force 1, 2 and 3 were redesignated Groups 1, 2 and 3; and Camp Yen The was renamed Camp Quyet Thang ('Must Win'.)
By March 1975 the NVA had increased pressure on the Central Highlands, prompting Saigon to begin a strategic redeployment from the western half of II Corps. Although the Liaison Service's Groups 2 and 3 provided security for the withdrawing masses the redeployment soon turned into a rout. In the hasty withdrawal Group 2 had forgotten two recon teams in Cambodia; these later walked the entire distance back to the Vietnamese coast. After the fall of the Central Highlands government forces in I Corps began to panic, sparking an exodus to the south. In the confusion Group I of the Liaison Service attempted to provide security for the sealift to Saigon. Meanwhile, the SMS boarded boats on 30 March for Vung Tau
On 6 April 1975 SMS recon teams sent northeast and northwest of Phan Rang discovered elements of two North Vietnamese divisions massing on the city. An additional 100 SMS commandos were flown in as reinforcements, but were captured at the airport as the North Vietnamese overran Phan Rang. A second tak force of 40 Loi Ho commandos was infiltrated into Tay Ninh to attack an NVA command post; the force was intercepted and only two men escaped. By mid April 81 Airborne Ranger Group was put under the operational control of 18th Division and sent to Xuan Loc, where the unit was smashed. The remnants were pulled back to defend Saigon. By the final days of April the NVA had surrounded the capital. Along with other high officials, the STD commander escaped by plane on 27 April. On the next day 500 SMS commandos and STD HQ personnel commandeered a barge and escaped into international waters. The remainder of the Liaison Service fought until capitulation on 30 April.
Historian Ken Conboy

Tuesday, March 26, 2013

Black April



Tôi đang đứng trên một bờ ruộng cạnh quốc lộ 1 hướng về Tây Ninh. Phía sau tôi là cây cầu cũng mang tên là cầu Bông trùng tên với cây cầu trong khu Đa Kao của thành phố Sài gòn. Cây cầu này là mốc địa giới giữa quận Hốc Môn của tỉnh Gia Định và quận Củ Chi của tỉnh Hậu Nghĩa. Trên các thửa ruộng sau hàng cây Trâm bầu thấp thoáng những chiếc xe tank M 113, M 48 mà binh sĩ Sư đoàn 25 Bộ binh đã bỏ lại sau khi tan hàng tập thể trong hơn tháng trước. Trí óc của một thanh niên mới vừa 18 tuổi tôi và Trí người em con cậu háo hức rảo bước vào các chiếc xe này. Trèo vào các chiếc xe tăng mà nghĩ về hình ảnh những người lính đã từng ngồi tại đây trong các chiến trận. Súng đạn vẫn còn nguyên trong xe và trên các bờ ruộng.

Là dân sống ở Sài gòn tôi theo mẹ về dưới vùng Hốc Môn này để tìm mua ruộng đất làm ăn trong buổi giao thời thay vì chờ nhà nước CS đưa đi vùng kinh tế mới. Có tiếng lên đạn. Tôi nhìn chung quanh và thấy vài thanh niên khác cũng chạc tuổi tôi đang cầm một cây M 16 trên tay. Một thanh niên đang chỉ dẫn cho bạn mình cách sử dụng cây súng rồi tiếng bấm cò, tiếng kim hoả mổ vào chỗ trống. Súng không có gắn đạn. Lập lại các động tác đó vài lần rồi họ vất cây súng đó trên bờ ruộng, kéo nhau đi.

Trí nói với tôi: Mình ráng kiếm xem coi có cây Côn nào không. Trí óc thanh niên ai cũng thích sở hữu một súng lục trong tay nhưng chúng tôi lục tìm trong các chiếc xe nhà binh này mà không tìm được cây súng Côn nào cả. Chúng tôi đi trở ra ngoài đường lộ. Một phụ nữ mặc áo trắng đang lui cui nhặt tìm một cái gì đó gần lề đường. Tiến lại gần người phụ nữ này. Bà đang xem từng tấm thẻ Căn cước quân nhân, Thẻ bài kim khí, Thẻ giấy lãnh lương của lính...nằm vương vãi trên đường và các cạnh bờ ruộng. Mắt người phụ nữ này đỏ hoe. Tôi hỏi :

- Dì kiếm gì vậy hả dì?

Nhìn chúng tôi, người phụ nữ trả lời: Chị xem coi có giấy tờ của anh ấy không? Chiến tranh chấm dứt rồi mà không thấy ảnh về. Thì ra chồng người phụ nữ này là một chiến binh Biệt động quân tăng phái chiến đấu trong khu vực Hốc Môn-Thành Ông Năm này trong những này cuối của chiến. Rồi nhìn chúng tôi, người phụ nữ kể :

- Ảnh tên Tia, Nguyễn văn Tia... Các em có thấy tấm thẻ bài hoặc giấy tờ nào tên Nguyễn văn Tia thì đưa cho chị nha. Rồi lầm bẩm: Anh Tia ơi! Anh ở đâu sao không về. Một mình em với các con biết làm cái gì bây giờ đây hả anh? Chúng tôi đi dọc theo các bờ ruông này. Dưới ngay một trụ điện ven đường, một hố cá nhân đã được ai đó lấp vội nhưng vẩn còn thấy các mảnh thân xác của một tử sĩ nằm bên dưới. Chúng tôi vội lùi xa khi luồng gió đồng từ đâu thổi đến làm bốc lên mùi tử thi bị rữa. Nằm không xa, một nấm đất mà ngay phía trên đầu là một cây súng M 16 cắm ngập xuống đất với chiếc mũ sắt lính chụp trên báng súng. Hình ảnh nấm mồ với cây súng này y chang trong một cảnh phim chiến tranh lúc tàn cuộc. Có tiếng người phụ nữ khi nãy gọi chúng tôi. Chúng tôi quay lại. Tôi nhìn khuôn mặt bà. Một phụ nữ miền Nam tuổi khoảng 40. Vẻ nhẫn nại chịu đựng với chút thoáng buồn của người vợ lính làm tôi tự dưng có cảm tình với bà. Bà hỏi chúng tôi :

- Các em có biết lính còn đóng quân ở đâu nữa không? Các em có nghe có thấy nơi nào trong vùng này lính quốc gia vẫn còn chiến đấu chưa ra hàng không? Chỉ cho chị biết đi.

Trí trả lời: Lính hay đóng trong khu rừng Điều lắm... Mà khi đó chứ bây giờ chắc không còn ai nữa đâu dì ơi.

Mắt người phụ nữ sáng lên, nhìn Trí, miệng lắp bắp hỏi dồn: Rừng Điều! Lính đóng ở đó hả? Cách đây bao xa? Làm sao đi vào đó được? Hay là em vào đó tìm anh Tia giúp chị đi. Chị gửi tiền cho em ngay bây giờ. Đi ngay đi em, giúp chị đi mà. Tội nghiệp chị.

Rồi người phụ nữ khóc nhìn chúng tôi. Tôi nhìn thằng Trí dò hỏi. Nó im lặng chốc lát rồi lắc đầu nói:

- Không còn ai trong đó nữa đâu dì ơi ! Cháu biết rõ như vậy với lại muốn đi vào đó phải có xuồng chứ lội bộ sình lầy không được.

Người phụ nữ mắt đỏ hoe vẫn cứ nài nỉ thằng Trí giúp rồi thấy không được bà quay qua nắm tay tôi van nài:

- Giúp chị nha em. Tôi nghiệp chị mà. Chị đâu có biết đường đi vào đó đâu.

Tự nhiên nước mắt bắt đầu rỉ ra từ mắt tôi. Tôi nói với bà:

- Dì ơi! cháu ở Sài gòn mới về đây có ít ngày hà. Cháu cũng không biết chỗ đó đâu. Nếu biết thì... nhưng chưa nói hết câu thì thằng Trí đã kéo tôi đi chỗ khác. Đi một quãng khá xa nó nói:

- Anh đừng nhận lời giúp bả. Làm sao mà đi vào đó được. Gần hai tháng giải phóng rồi, không còn lính nào sống ở trong đó hết. Em biết rõ như vậy.

Tôi quay đầu nhìn lại, người phụ nữ tay vẫn vẫy chúng tôi trong tiếng khóc.

Tiếp tục đi dọc theo trên đường. Đằng trước mặt có một chiến xa M 113 nằm sát bên rặng cây Bình bát ngay gần vệ đường. Tôi và Trí tiến lại. Nhìn qua cửa mở toang phía sau, chiến xa này có nguyên cả một cây súng Cối khá lớn còn nằm trong lòng xe. Tôi định trèo vào xe thì mũi ngửi một mùi xác chết. Nhìn kỹ một thi hài lính chiến nằm ngay trên sàn xe sát cạnh chân đế của cây súng Cối. Tiếng ruồi vo ve gần bên. Không có dấu vết đạn nào trên thân xe tăng. Như vậy, người chiến binh miền Nam VNCH này chắc chắn đã tự sát chết.

Bỏ chiếc xe tăng, chúng tôi trèo lên cây cầu nhỏ tiến vào một con rạch thông thương với con kênh chính sát gần mặt đường. Dọc theo con rạch này, những bụi hoa Sim dại tím sẫm đung đưa theo gió chiều. Có cái gì nổi lùm xùm trong các bụi Năng. Chúng tôi tiến lại xem. Một xác người đang trong giai đoạn rữa nát. Kinh quá! Chúng tôi đi tiếp để thấy thêm vài xác chết nổi dập dềnh đây đó. Những người này là thường dân. Chắc chắn như vậy vì họ mặc thường phục. Hầu hết là đàn ông nhưng cũng có xác của phụ nữ nữa. Trí kéo tay tôi chỉ về một cái xác nổi gần bờ hai tay bị trói chặt. Bước chồm sát tới để xem cái xác, chân thằng Trí đạp vào vài viên đất trên bờ làm chúng lăn tòm xuống nước. Nghe động, một đàn cá Rô bơi ra từ dưới bụng của xác người này . Trên lưng áo trắng bỏ vào quần vẫn còn dấu những vết đạn, máu loang lổ. Họ là ai và bị ai giết?

Rồi tôi thấy ở khá xa tuốt trong phía sâu có bóng hai người đang lui cui làm cái gì khuất sau các hàng cây Dứa dại cạnh bờ rạch. Tôi và Trí tiến lại. Một người phụ nữ và một cô gái tuổi thiếu niên đang cúi đầu đọc kinh lâm râm. Một tờ báo trải ngay trên mặt đất với ít bánh ngọt trên đó. Vài cây nhang đang cháy khói nghi ngút cắm gần một dép nhựa loại có dây quai gót phía chân trái. Tôi nhìn xuống con rạch. Xác một người đàn ông áo sọc ca rô nổi phình trên các bụi cây Năn-Lác mà chân phải vẫn còn mang dép. Tôi và Trí đứng yên lặng trong chốc lát rồi quay ra. Gió đồng mang mùi xác chết đến mũi chúng tôi. Một cái mùi đặc biệt không lẫn vào đâu được. Sau lưng tôi bây giờ là tiếng khóc than của hai mẹ con người này. Tôi nhìn cảnh vật chung quanh. Đồng quê buổi chiều thật êm ả. Vài cánh cò trắng bay chập chờn xa xa như trong các câu chuyện, hình ảnh về các cảnh đồng quê yên bình. Nhìn ra phía đường lộ, vài chiếc xe hai bánh, xe đò vẫn bình thản chạy qua. Không ai biết trên đường, người đi tìm tung tích chồng mình và trong con rạch này, người đang khóc than cho số phận của thân nhân mình. Hết chiến tranh mà sao vẫn mầu thê lương tại đây?

Trời đã chiều trên cánh đồng tàn cuộc chiến. Tiếng gió bây giờ thổi mạnh, rít từng cơn qua các cành cây kẽ lá như lời đang than van của các quả phụ miền Nam VNCH bại trận.

Tiếng ai oán hờn căm trong gió
Một tấc quê hương, một tấc người.

Viết để tưởng nhớ ngày 30-4-1975.
Phạm thắng Vũ


28.4.1975: Sư Đoàn 5BB Tữ Chiến 28.4.1975: Tướng Minh Nhận Chức 27.4.1975: Tân Cảng Sàigòn 27.4.1975: Bầu Tân Tổng Thống 26.4.1975: Kịch Chiến Ở Bà Rịa 25.4.1975: Trận Chiến Bình Dương 27.4.1975 Sư Đoàn 3BB Giữ Bà Rịa 23.4.1975: Thủ Tướng Cẩn Từ Chức 23.4.1975 Dàn Xếp Tình Hình VNCH 22.4.1975: Trận Chiến Tây Ninh 22.4.1975 Phòng Tuyến Trảng Bom 21.41975: Tổng Thống Thiệu Từ Chức 20.4.1975: Kịch Chiến Ở Xuân Lộc 19.4.1975: Trận Chiến Định Quán 18.4.1975: Trận Chiến Phan Thiết 17.4.1975: Trận Chiến Xuân Lộc 16.4.1975: Phan Rang Thất Thủ 16.4.1975 Tại Phòng Tuyến Phan Rang 15.4.1975: Dầu Giây Thất Thủ 15.4.1975: Mặt Trận Long Khánh 14.4.1975: Nội Các Mới Trình Diện 13.4.1975: Trận Chiến Bảo Định 12.4.1975: Kịch Chiến Ở Xuân Lộc Cuộc Di Tản Của Tiểu Khu Bình Thuận 11.4.1975: Trận Chiến Dầu Giây 10.4.1975: Trận Chiến Xuân Lộc 9.4.1975, Long Khánh Bùng Nổ 9.4.1975: Trận Chiến Long An 8.4.1975: Trận Chiến Quốc Lộ 20 QĐ3 Phòng Tuyến Phan Rang 7.4.1975: Trận Chiến Miền Đông Tháng 4-1975, Tại Tiểu Khu Bình Thuận 6.4.1975: Trận Chiến Bình Thuận 5.4.1975: Thủ Tướng Khiêm Từ Chức 4.4.1975: Trận Chiến Ninh Thuận 3.4.1975: Phan Rang Hỗn Loạn 2.4.1975: Trận Chiến Nha Trang 2.4.1975 Ngày Cuối Cùng QĐ 2 1.4.1975: Mặt Trận Khánh Dương

Thiếu Úy Nguyển Thanh Hải Đòan Công Tác 75




Monday, March 25, 2013

Armed Forces Day Parade 2013




font size: A | A | A



MAY 17-19, 2013

Our nation's men and women of the military forces have defended our country, insured our freedom, and upheld the beliefs and principles that this great nation was built on.  In May 2013, the City of Torrance will continue its long-standing tradition in its 54th consecutive year of hosting an Armed Forces Day Celebration and Parade to honor the sacrifices of our nation's military.

This year, the City will once again honor the men and women of our nation's military with a three-day celebration that will begin on Friday, May 17, and continue through Sunday, May 19.  The Parade highlight will be on Saturday, May 18, and this year's honored branch is the United States Marine Corps. The City of Torrance is proud to help honor and thank the men and women of our nation's Armed Forces!
Stay tuned for more information regarding the 2013 weekend events. 

 History

ARMED FORCES DAY
The City of Torrance is one of the few cities in the nation designated by the U.S. Department of Defense to host an Armed Forces Day celebration with the Torrance Armed Forces Day Parade as a highlight. The Parade has the distinction of being the nation's longest running military parade sponsored by any city.
2013 marks the 54th Annual City of Torrance Armed Forces Day Celebration, a continuation of Torrance's longest-standing tradition of celebrating the legacy and sacrifices of the United States Armed Forces.
This rich tradition began in 1960; Mayor Al Isen, with the help of the Torrance Chamber of Commerce, organized the first parade as a tribute to friends and fellow Americans who had served in the Armed Forces. The parade has grown over the years to become one of America's most eagerly awaited demonstrations of patriotism. The Armed Forces Day Parade has drawn up to 100,000 spectators a year to watch as many as 8,000 parade participants march along the parade route from downtown Torrance to City Hall.
In its early history, the celebration began on a Friday evening with a display of military exhibits coupled with a large fireworks show behind City Hall. On Saturday, a daylong display of military hardware and parade floats, all open for public viewing, follows the parade, which has a history of recognizing military war heroes, such as U.S. General Omar Bradley.  A Five Star General of the Army, Omar N. Bradley served as the Honorary Grand Marshal in 1969, and was, at the time, the highest-ranking serviceman in the nation. General Bradley commanded the largest American military force ever to serve under one field commander; a force of more than 1,300,000 troops, during the European campaign in World War II.
The Torrance Armed Forces Day Parade is led by a prologue, which includes the Torrance Mounted Posse. Following the Mounted Posse, the Honorary Grand Marshal travels the parade route in his marked vehicle then takes his place in front of the reviewing stand as the Official Reviewing Officer for the parade.
The remainder of the prologue consists of senior commanders of major military installations, Congressional Medal of Honor recipients, State-elected officials, the Mayor and City Council of the City of Torrance and other city and county officials.  Community leaders from the Torrance Chamber of Commerce and Torrance Jaycees and local high school marching bands complete the prologue section.
Following the prologue in the march are several Divisions, comprised mostly of military color guards, military marching bands, high school marching bands, uniformed troops, military drill teams, units from the National Guard, ROTC and military reserve, military vehicles such as tanks and armored personnel carriers, aerospace satellites and exhibits. When weather permits, military aircraft conduct flyovers of the parade route.
For over 50 years, the City of Torrance has faithfully supported the Armed Forces Day Parade despite periodic anti-war sentiments and economic hard times. In 1979, the parade was almost cancelled due to lack of funds brought about by the passage of Proposition 13 in California. However, the public outcry over canceling the event brought the community together and revived the parade, with the assistance of the Torrance Exchange Club. The Torrance Exchange Club raised funds from the community to allow the celebration to continue. In 2011, this Southern California tradition will be enjoyed once again by the community.
Many of the spectators who first viewed the parade as children in the 1960s and 1970s now bring their own children and grandchildren to the weekend's events. This experience helps instill a respect for country and demonstrates appreciation for the sacrifices the men and women of the armed forces have made to secure our freedoms.

Họp Bầu Ban Chấp Hành / Nha Kỹ Thuật Nam California





Buổi trưa 24 tháng 3 năm 2012, theo giấy mời của Ban Chấp Hành Hội Ái Hữu Nha Kỹ Thuật Nam California vào lúc 2 giờ chiều, lúc chúng tôi vừa ngừng xe truớc nhà anh Lê Quang Hiền cùng lúc anh Võ Văn Hương cũng đã cặp xe bên tay trái và hỏi chúng tôi và hỏi có phải nhà này của anh Hiền không ? nhìn đồng hồ lúc này khỏang hơn 1 giờ 30, anh em mình bây giờ không còn giản giờ dây thun như ngày xưa nửa, căn nhà anh Hiền khõang giữa đường Magnolia và Brookhurst  cạnh đường Mc Fadden , ngay trong trung tâm của little Sàigon, không xa Cafe Factory cho mấy, kế bên là Cafe Mưa Rừng sau lưng là Phước Lôc Thọ, phía trước nhà Landscape  thật là đẹp , có cả hồ cá vàng thật lớn những con cá có thể nặng vài Kílô, cây cảnh đủ lọai và sau này anh Hiền củng cho biết chính Chị Hiền là người Designed và anh mua vật liệu xong và mấy ngừoi Samoan hòan tất, trong nhà rất khang trang và sạch sẻ, chị Lê Tinh Anh đã có mặt và đang nấu nồi phở, phía sau nhà cây cảnh rất đẹp và một cái bàn dài ghế và khu vực ngồi sinh họat thật lý tưởng, và phút sau đã có Tăng A Sáng đến, anh em ngồi chít chát chút xíu thì mọi người đã đến thật đông, Anh Chị Nguyễn Thiện Tòng, Anh Chị NT Lê Minh, Chị Minh cách đây không lâu đã bị một tại nạn trên Freeway và chiếc xe total lost, nay thấy chị đưa anh Minh đến tham dự buổi họp thật mừng vô cùng vì biết tai nạn đã qua và chị có thể đưa anh Minh đi sinh họat với anh em và nhà anh Minh xa khu Little Sàigòn trên Yorba Linda gần Nixon Library, lúc này thì anh em đến đã đông, tiếng chào hỏi, tiếng cừơi, tiếng nói thật náo nhiệt và ấm cúng đầy tình chiến hữu, anhVinh đến từ bên hông nhà mà không đi cửa trước mới biết anh Vinh rất thân với anh Hiền trước anh ở Chiến Đòan 2,3 sau về Phòng 2 BCH/NKT làm việc chung với anh Hiền tại Bộ Chỉ Huy Nha, thời của Trung Tá Nguyễn Hương Rĩnh, kế đến anh Mậu chiến đòan 3, NT Phan Tuấn Kiệt củng Chiến Đòan 3 và nhân chứng sống trong trận Ban Mê Thuộc vào tháng 3 năm 1975 bây giờ củng vừa tròn 38 năm, anh Lê Quang Hiền chủ nhà thì bận rộn, dọn dẹp lau bàn ghế và đi làm ca đêm, hơn nữa đêm mới về nhà và thu xếp cho mọi người ổn định nơi chốn, anh là một trong những người con của Thiếu Tá Lê Quang Tiềm một trong những NT thâm niên kỳ cựu của Nha Kỹ Thuật, Bác Tiềm là đã phục vụ tại Nha Kỹ Thuật thời của Đại Tá Hồ Tiêu bác là Hội Viên Nha Kỹ Thuật Nam California từ ngày đầu và trong những sinh họat của Hội Bác trai và bác gái luôn có mặt với anh em trong hơn 30 năm cả hai bác lúc mất cũng đã ngòai 90, riêng anh Hiền từ  chúng tôi luôn nhận check đóng góp Niên Liễm đều đặn mấy chục năm nay,  bây giờ đông đủ các anh em có Mạnh Chiến Đòan 2, Phạm Hiệp Thơ Đòan 1, Thế hệ 2 Vũ Thảo và anh Lê Tinh Anh với bì thư bằng tưởng lục, Plaque diễn hành, hình Tân Niên Nha Kỹ Thuật Nam Cali vừa qua, tiếng cười, tiếng nói thật náo nhiệt, bây giờ củng đã 2 giờ 30 chiều và phiên họp bắt đầu. NT Lê Minh củng đề nghị lần sau anh em họp sớm hơn vì anh chị rời nhà từ lúc 9 giờ sáng xuống khu Bolsa.
Anh Lê Tinh Anh ngỏ lời cám ơn các NT và anh em đã đến tham dự buổi họp và cám ơn anh Lê Quang Hiền đã mời anh em đến họp  tại Tư gia anh, sau đó phần  tường trình về sinh họat của Hội trong năm qua phần tài chánh chi thu của hội và kế đến là phần bấu ban chấp hành vì nhiệm kỳ đã hết trong năm 2012, NT Lê Minh, NT Nguyễn Văn Mậu, NT Phan Tuấn Kiệt trong ban bầu cử, sau phần ứng cử thông qua và đến phần đề cử một anh em đề nghị lưu nhiệm anh HT Lê Tinh Anh, kế đến phần phát biểu của NT Lê Minh đề nghị Phạm Hòa củng như truyền đạt ý kiến của một vài anh em đến NT và phần đề cử của một vài anh em, sau cùng chúng tôi đã đề nghị một phương pháp mới cho Hội Nha Kỹ Thuật Nam Cali là không bầu hội trưởng mà chỉ bầu Ban Chấp Hành, những anh em ngồi lại trong bàn sẻ là thành viên của Ban Chấp Hành và những anh em này sẻ bầu một người đại diện luân phiên, những anh khác đứng dậy ra phía sau vườn hút thuốc và tâm tình, anh em còn ngồi lại trong bàn gồm có Lê Tinh Anh, Võ Văn Hương, Lê Quang Hiền, Nguyễn Thiện Tòng và Phạm Hòa, chúng tôi sau 15 phút trao đổi và đã chấp nhận phương pháp mới trong ban chấp hành cứ mổi 6 tháng sẻ thay đổi chức vụ và phần hành trong anh em ban chấp hành với nhau, tùy theo khả năng và hòan cảnh sinh họat đời sống vì anh em vẫn còn phải mưu sinh và thóat hiểm, sau phần thuyết phục của anh em, cuối cùng chúng tôi chấp nhận chức vụ Hội Trưởng trong 6 tháng đầu, anh Lê Quang Hiền là Hội Phó, Anh Lê Tinh Anh Tổng Thư Ký, anh Nguyễn Thiện Tòng Thủ Quỷ, Anh Võ Văn Hương trong Ban Liên Lạc, vấn đề chuyển e-mail không đạt đến kết quả mong muốn trong việc thông tin Anh Đòan Mạnh đã vào Ban Chấp hành với phần hành Thư Tín và Liên Lạc, anh Chung Tử Ngọc phải  đưa đón anh Chị Trần Nhung Nguyên từ Washington D.C. qua thăm Nam Cali nên khiếm diện trong phiên họp và anh vẫn giử chức vụ Trưởng Tóan Quốc Quân Kỳ và Ban Nghi Lễ Nha Kỹ Thuật Nam California, hy vọng trong ngày 18 tháng 5 năm 2013 Tóan Quốc Quân Kỳ Nha Kỹ Thuật Nam Cali sẻ có mặt tại ngày Diễn Hành Quân Lực Hoa Kỳ và là một trong những Diển Hành Quân Lực Hoa Kỳ lớn Nhất của Miền Tây nước Mỹ.
Sau phần bầu ban chấp hành và những phát biểu của anh em, cũng như tâm tình của anh Lê Tinh Anh trong những năm làm việc vừa qua, gia đình anh Lê Quang Hiền khỏan đãi món phở gà, những chai dầu gío xanh đã được mang ra đầy đủ và một chai Wine tình nghĩa anh Mạnh đã mang về từ Bắc Cali  anh em có một buổi sinh họat thật vui đầy tình chiến hữu

 Hội Trưởng đầu tiên Nha Kỹ Thuật Nam California  
Anh Lê Văn Minh và anh em chụp hình lưu niệm
Culver City, California 1979 
Giáp Quang 72, Vỏ Văn Hương 72, Lê Văn Minh 72, Nguyễn Văn Nam 11, Nguyễn Quang Châu 11, Lê Khắc Trung 11, Lương Văn Lập 72, Nguyển Thanh 11, Nguyển Văn Tuyên 71, Phạm Hòa 72 Chụp hình
anh Nguyển Quang Châu đếm tiền quyên góp giúp anh em NKT vừa vượt biên và vuợt biển tại Thái Lan và Mà Lai
 
Trong phiên họp anh Võ văn Hương đã nhắc lại kỹ niệm phiên họp bầu hội trưởng Nam California tại tư gia Trung Úy Lê Văn Minh tại Culver City Nam California vào năm 1979 bây giờ củng đả tròn 34 năm, những đóng góp công sức tài chánh từ ngày đầu, bây giờ cuối tháng 3  và cũng đã 38 năm, trong bàn họp NT Nguyễn Văn Mậu và NT Phan Tuấn Kiệt với Ban Mê Thuộc những ngày tháng 3 khói lữa , NT Lê Minh Chiến Đòan 2 Kontum về Pleiku cho cao nguyên di tãn đau thương và cuộc chiến gay go cho những ngày tháng cuối, những tâm tình, những đóng góp như trong ngày tổ chức Tân Niên Nam Cali, NT Lê Minh đến sớm phụ giúp anh em trong ban tổ chức xếp ghế cho buổi tân niên mặc dầu đã ngòai 70 và đang đau chân, như anh Nguyễn Thiện Tòng và anh em cố gắng thuyết phục , tất cả đã đến với nhau chỉ vì tình chiến hữu Nha Kỹ Thuật và trong văn tự hạn hẹp nầy sẻ không bao giờ diễn đạt hết những tâm tình muốn nói.
Bây giờ tất cả cô đọng tất cả trong tình thân hữu, tình chiến hữu Nha Kỹ Thuật cho những ngày còn lại, như lời tâm tình củ bạn Đào Mạnh Dũng từ Chicago miền giá lạnh " mai mốt anh em mình đi hết rồi, Nha Kỹ Thuật vẫn còn" như tâm tình của những đồng hương Nam Cali hàng trăm, hàng ngàn người đến tham dự lễ truy điệu Niên Trưỡng Vũ Quang Ninh Sở Tâm Lý Chiến Nha Kỹ Thuật vừa qua, đến để tỏ lòng ngưỡng mộ và tri ân một chiến sĩ Nha Kỹ Thuật mặc dù trước đây chưa bao giờ tiếp xúc và biết ông là ai .
Phạm Hòa
3/25/2013


 Lễ Tạ Ơn / Nha Kỹ Thuật Nam California
Thiếu Tá Trần Văn Lâm Denver Colorado, CHTQLC, Vũ Quyền 75, Nguyễn Duy Tựu 11, Bác Lê Quang Tim BCH/NKT  ( thân phụ anh Lê Quang Hiền) Anh Nguyễn Văn Mậu, Nguyển Bác Ái Portland Oregon, Ch TQLC, Đào Văn Thọai 75, NT Võ Đại Tôn, NT Vủ Quang Ninh, NT Nguyn Phan Tựu Denver Colorado, Lê Hòang San Francisco, Ký Già Nguyên Huy Sở TLC/NKT

Sunday, March 24, 2013

Sinh Họat Nha Kỹ Thuật Nam California 3/24/2013

 3rd Place Winner Tet Parade 2013 Westminster, California

 Tóan Diễn Hành NKT Nam California Lưu Niệm

Bằng Tưởng Lục Hội Ái Hữu Nha Kỹ Thuật Nam California tham dự Diễn Hành Tết Quý Ty 2013

Phiên họp tại tư gia anh Lê Quang Hiền 

Chiến Hữu Lê Quang Hiền BCH/NKT


NT Lê Minh CĐ2XK, NT Nguyễn Văn Mậu CĐ3XK, NT Phan Tuấn Kiệt CĐ3XK, Lê Quang Hiền BCH/NKT, Tăng A Sáng CĐ2, Anh Vinh CĐ2, CĐ3, BCH/NKT, Nguyễn Thiện Tòng Đòan Đ11, Lê Tinh Anh Đ75, Phạm Hòa Đ72, Võ Văn Hương Đ72, Vủ Thảo TH2, Đòan Mạnh CĐ2, Phạm Hiệp Thơ Đ1

C/H Lê Tinh Anh tường trình sinh họat Hội NKT Nam California trong nhiệm kỳ 2010-2013
 
Cựu và Tân Hội Trưởng Hội Nha Kỹ Thuật Nam California bắt tay

Tân Ban Chấp Hành nâng ly chúc mừng
Nhiệm Kỳ 2013-2015

Hội Trưởng Phạm Hòa 72
Hội Phó Lê Quang Hiền BCH/NKT
Tổng Thư Ký Lê Tinh Anh 75
Thủ Quỷ Nguyễn Thiện Tòng 11
Liên Lạc Võ Văn Hương 72
Thư Tín Đòan Mạnh Đ2
Nghi Lể, Quốc Quân Kỳ Chung Tử Ngọc 72

(Các chức vụ, phần hành, trong Ban Chấp Hành Hội NKT Nam California sđược luân phiên "Rotation" mỗi 6 tháng)

Thay mặt Hội Ái Hửu Nha Kỹ Thuật Nam California  
cám ơn Anh Chị Lê Quang Hiền và gia đình tiếp tân cho phiên họp và thực phẩm, thức uống sau phiên họp, cám ơn quý Niên Trưởng và anh em đã đến tham dphiên họp bầu tân Ban chấp hành, tất cý kiến đóng góp và tâm tình trong sự tương kính và gắn bó trong tình chiến hữu Nha Kỹ Thuật.
Cám ơn sđóng góp vào các sinh hat Nha Kỹ Thuật của các anh chị trong ban chấp hành tiền nhiệm Hội Ái Hữu Nha Kỹ Thuật Nam California trong nhiệm kỳ 2010-2013.
  

Tân Ban Chấp Hành Hội Ái Hữu NKT Nam Califoria
Westminster 24 tháng 3 năm 2013


Tóan Quốc Quân Kỳ Nha Kỹ Thuật Nam California
Lê Phúc Sơn Quốc Kỳ Hoa Kỳ
Nguyễn Thiện Tòng Quốc Kỳ VNCH
Chung Tử Ngọc Quân Kỳ Nha Kỹ Thuật

Phạm Hòa 72, Phạm Hiệp Thơ Đ1, Lê Phúc Sơn Đ72, Lê Tinh Anh 75, Lê Khắc Trung 11, Nguyễn Văn Mậu CĐ3, Anh Chị Đàm Quang Phong Georgia 72, Lương Văn Lập 72, Nguyễn Thiện Tòng 11, 3 thanh nữ fan Nha Kỹ Thuật, Chung Tử Ngọc 72, Nguyễn Thanh 71, CĐ1, Tăng A Sáng CĐ2

Hình lưu niệm sau khi Diễn Hành Tết Nguyên Đán 
Quý Tỵ 2013